Nghị định số 100/2024 quy định, người độc thân có thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng, người đã kết hôn có thu nhập dưới 30 triệu đồng/tháng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Trong giai đoạn 2021 - 2030, tổng diện tích đất ở xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khoảng 6.132 ha. Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở khoảng 180.588 tỷ đồng.
Ngày 7/6, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Công văn số 1855/UBND-KT đôn đốc triển khai thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.
Nhà ở xã hội cũng sẽ là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành, là một hạng mục trong nguồn vốn trung, dài hạn của địa phương. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn.
Để xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cân đối nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương hỗ trợ xây dựng nhà ở.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 28/10, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân.
Lộ trình xây 1,8 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, mục tiêu đặt ra là phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động.
Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt Đề án xây dựng hơn 1,8 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH) cho người thu nhập thấp (TNT), công nhân làm việc tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất trong giai đoạn 2021-2030.
Cả nước tính đến nay đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở công nhân khu công nghiệp, với quy mô gần 156.000 căn. Bộ Xây dựng cho biết, toàn quốc đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 455.000 căn.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: "Quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội (NƠXH) chưa đáp ứng được yêu cầu, đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của công nhân lao động, nhu cầu nhà ở của công nhân lao động vẫn rất cấp bách…".
Trong thời hạn chưa đủ 5 năm, nếu bên mua, thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho chủ đầu tư hoặc cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực BĐS trong năm 2022 sẽ góp phần ngăn chặn đầu cơ, bong bóng BĐS nhưng chưa thể “cắt cơn sốt nóng" của thị trường ngay lập tức.
Đầu tháng 1/2022, 3 doanh nghiệp là Tập đoàn Hưng Thịnh, Đồng Tâm Group và Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành đã chính thức bắt tay hợp tác thông qua dự án Sáng kiến nhà ở vừa túi tiền (Affordable Housing Initiative).
Mới đây, Chính phủ thống nhất xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư, tháng 10/2022.
Bộ Xây dựng đề xuất, kiến nghị nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đặc biệt là các chính sách nhằm khuyến khích và đẩy mạnh phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở có giá phù hợp với người thu nhập thấp…
Vừa qua, hàng loạt vụ đấu giá với mức cao không tưởng đã diễn ra tại nhiều địa phương. 320 triệu/m2 đất tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tuy nhiên con số này chưa là gì so với mức hơn 2,4 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm, TP.HCM cách đây khoảng 2 tuần.
Bất động sản "hàng hiệu" đang bước vào giai đoạn loạn giá bán khi có sự chênh lệch từ 2-4 lần giữa các dự án. Hơn nữa, loại hình này đang dấy lên lo ngại khiến giấc mơ nhà ở của người thu nhập thấp càng thêm xa vời.
“Nếu quy hoạch chỉ quan tâm tới xây dựng nhà ở, mất cân đối cung cầu, không phát triển sản xuất kinh doanh thì sẽ làm lãng phí nguồn lực xã hội”, Thủ tướng nhấn mạnh.