Chủ nhật, 24/11/2024 10:00 (GMT+7)
Thứ bảy, 05/06/2021 05:30 (GMT+7)

Nhìn lại 49 năm thực hiện Ngày Môi trường thế giới 5/6

Theo dõi KTMT trên

Trong những năm qua, Ngày Môi trường thế giới đã trở thành sự kiện toàn cầu, được hàng triệu người ở hơn 100 quốc gia tham gia. Sự kiện này giúp nâng cao hiểu biết và trao quyền cho mọi người trở thành tác nhân tích cực của sự phát triển bền vững.

Tăng cường nhận thức về môi trường trên toàn thế giới

Mục đích của Ngày Môi trường thế giới hằng năm là tập trung sự chú ý của mọi người trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường. Cứ mỗi năm, Liên Hiệp Quốc chọn một thành phố thuộc một quốc gia thành viên làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ kết hợp với Tổ chức UNEP (Môi trường) của Liên hiệp quốc để tổ chức sự kiện này. Chủ đề, khẩu hiệu và logo được lựa chọn theo tính thời sự cấp bách về môi trường trong năm ấy để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới, cùng các hoạt động thiết thực khác trên toàn Trái Đất.

Ngày Môi trường thế giới trong các năm gần đây ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, bằng chứng là số nước hưởng ứng sự kiện này ngày càng tăng, danh sách các thành phố, các doanh nghiệp và cộng đồng ủng hộ Ngày Môi trường thế giới ngày càng nhiều. Các hoạt động được lập kế hoạch từ trước hoặc trong quá trình tổ chức Ngày Môi trường thế giới rất đa dạng và phong phú.

Nhìn lại 49 năm thực hiện Ngày Môi trường thế giới 5/6 - Ảnh 1

Ngày Môi trường thế giới chính là sự kiện của người dân với các hoạt động như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp, tổ chức các hội thi tìm hiểu về môi trường tại trường học, phong trào trồng cây phủ xanh đất trống, các chiến dịch thu gom và tái chế chất thải rắn, bao bì nhựa tổng hợp và chất ô nhiểm khác. Ngày Môi trường thế giới còn là một sự kiện “trí tuệ” vì nó tạo cơ hội để tổ chức các cuộc hội thảo, các diễn đàn về việc gìn giữ sự trong lành của môi trường vì lợi ích trước mắt và các thế hệ tương lai.

Nhân Ngày Môi trường thế giới hằng năm, nhiều cam kết đã được các quốc gia tuyên bố, nhiều cơ quan quản lý môi trường và quy hoạch kinh tế của các chính phủ, nhà nước trên thế giới được thành lập mới. Ngoài ra, ngày này còn tạo cơ hội để ký kết hay phê chuẩn các công ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường, đồng thời tăng cường sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường của những nước công nghiệp phát triển.

Các công chức địa phương, vùng và chính phủ, các nguyên thủ quốc gia và các bộ trưởng môi trường sẽ đưa ra những công bố và cam kết bảo vệ, chăm sóc môi trường Trái Đất. Năm 1994, Tổng thống Fidel Ramos của Philipinnes từng kêu gọi người dân nước mình tạm dừng trong chốc lát vào 12 giờ trưa ngày 5/6 để “nghĩ tới việc làm sạch môi trường, nghĩ tới màu xanh, với sinh lực vốn có và niềm phấn khích, phục hồi lại nguồn năng lượng mà con người đã vay của thiên nhiên. Ngày Môi trường thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ 21 luôn được các nhà khoa học cảnh báo về hiện tượng nóng lên của Trái Đất.

Tổ chức môi trường thế giới vài năm gần đây thường kêu gọi mọi người tập trung chú ý vào các tác động của sự biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái vùng cực và các vùng nhạy cảm khác trên Trái Đất. Nguyên nhân chính làm Trái Đất nóng lên và dẫn đến hiện tượng tan băng là do sự gia tăng khí thải nhà kính mà chủ yếu là khí CO2. Nồng độ khí CO2 trong khí quyển hiện nay đã gia tăng gấp đôi vì vậy nhiệt độ bề mặt Trái Đất đang tăng lên khoảng 3oC ..

Ngày môi trường tại Việt Nam

Bắt đầu từ năm 1982, Việt Nam tham gia Ngày Môi trường thế giới. Bên cạnh đó, những năm gần đây, Việt Nam cũng tham gia và có nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Giờ Trái Đất...

Các sự kiện này tập trung các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cũng như hành động của mọi người luôn tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; tái sử dụng và tái chế chất thải, chống rác thải nhựa, bảo vệ nguồn nước, khí tượng, động vật hoang dã... qua đó, cộng đồng quốc tế hướng tới thực hiện tốt hơn các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh xanh.

Tại Việt Nam, Chính phủ cùng các Bộ, ngành luôn kêu gọi người dân chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh bằng những hành động rất nhỏ nhưng vô cùng có ý nghĩa đối với môi trường như: phân loại rác tại nguồn; sử dụng các vật liệu có từ thiên nhiên; hạn chế việc việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bỏ vỏ nơi quy định hoặc giao cho các công ty tái chế phế liệu; sử dụng năng lượng sạch từ những nguồn năng lượng có thể tái tạo; hạn chế sử dụng đồ nhựa và túi nilon, rác thải kim loại, kim loại độc hại; không lãng phí đồ ăn, thức uống; trồng nhiều cây xanh, bảo vệ nguồn nước; ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế...

Nhìn lại 49 năm thực hiện Ngày Môi trường thế giới 5/6 - Ảnh 2
Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm nay với chủ đề “Phục hồi Hệ sinh thái - Ecosystem Restoration".

Năm 2021, chủ đề Ngày Môi trường thế giới (5/6) được UNEP lựa chọn là “Phục hồi Hệ sinh thái - Ecosystem Restoration".

Đây được xem là thời điểm đánh dấu sự khởi động của Liên hiệp quốc về Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái (2021 - 2030), cũng là thời hạn cuối cùng của các mục tiêu thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững – một mốc thời gian mà các nhà khoa học xác định là cơ hội cuối để ngăn chặn thảm họa do biến đổi khí hậu.

Để hưởng ứng Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ TN&MT đề nghị các tổ chức, cá nhân căn cứ vào tình hình thực tế tại các địa phương và điều kiện thực tế tại cơ sở của mình để triển khai các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường như tổ chức các hội thảo, tọa đàm theo hình thức trực tuyến; tăng cường các hoạt động kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, khai thác các loài hoang dã di cư theo Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã và các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan; Quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

Từng gia đình, người dân được khuyến khích tập trung vệ sinh môi trường khu vực sinh sống, thu gom chất thải đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần. Các địa phương cần tập trung nguồn lực để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân…

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng cho biết, Bộ TN&MT đang tích cực hoàn thiện Dự thảo Nghị định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng đến mục tiêu bảo vệ bằng được các khu vực quan trọng của thiên nhiên, xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn lực, thành phần trong xã hội, huy động xã hội hóa, huy động cộng đồng tham gia toàn diện vào việc quản lý, sử dụng bền vững các di sản thiên nhiên từ lăng kính của nguồn vốn tự nhiên, khai thác giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái.

Nghị định sẽ phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương trong việc quản lý các di sản thiên nhiên theo địa bàn lãnh thổ, đồng thời làm rõ trách nhiệm quản lý của các cơ quan TW.

Dự thảo Nghị định cũng làm rõ yêu cầu về kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có nguy cơ tác động tiêu cực tới di sản thiên nhiên trong các quy định có liên quan, đặc biệt trong quy định về phân vùng môi trường, kiểm soát phát thải, quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn, bảo vệ và phục hồi môi trường sinh thái…

Việt Nam quốc gia chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất do sự thay đổi khí hậu, đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng; đồng bằng sông Cửu Long và khu vực duyên hải miền Trung. Nếu trong tương lai mực nước biển tăng lên 5m thì khoảng 16% tổng diện tích đất liền nước ta sẽ bị chìm xuống dưới mặt nước biển, lúc nầy sẽ có hơn 35% dân số vùng duyên hãi và các vùng ven biển khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Số thiệt hại vật chất sẽ lên đến khoảng 35% tổng GDP của cả nước.

Sông Mê Kông hiện là một trong 10 con sông lớn trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân chính là sự biến đổi khí hậu và sự phát triển các con đập thủy điện của các quốc gia có dòng song chảy qua như Trung Quốc, Lào,Campuchia...

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Nhìn lại 49 năm thực hiện Ngày Môi trường thế giới 5/6. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới