Chủ nhật, 24/11/2024 10:56 (GMT+7)
Thứ năm, 03/06/2021 16:53 (GMT+7)

Bảo vệ môi trường trước khi quá muộn

Theo dõi KTMT trên

Biến đổi khí hậu do Trái Đất ấm lên đang diễn ra nhanh và khốc liệt hơn. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái Đất của chúng ta.

Đa dạng sinh học toàn cầu đang suy giảm nghiêm trọng

Báo cáo đánh giá dịch vụ hệ sinh thái toàn cầu năm 2019 cho biết, 75% hệ sinh thái trên bề mặt Trái Đất đã có sự thay đổi, 85% diện tích khu vực đất ngập nước bị mất đi. Suy thoái đất làm giảm 23% năng suất các hệ sinh thái trên cạn. Theo ước tính, sự suy thoái của hệ sinh thái đất và biển làm giảm phúc lợi của 3,2 tỉ người và làm mất khoảng 10% tổng sản phẩm toàn cầu hàng năm do mất các loài và dịch vụ hệ sinh thái.

Theo tính toán, việc khôi phục 350 triệu ha đất bị thoái hóa từ nay đến năm 2030 có thể tạo ra 9 nghìn tỉ USD giá trị dịch vụ hệ sinh thái và hấp thu thêm 13-26 tỉ tấn khí thải nhà kính từ khí quyển.

Bảo vệ môi trường trước khi quá muộn - Ảnh 1

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đang phải đương đầu với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, sói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gen.

Bên cạnh đó, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng, hiện nay, diện tích các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5.400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1.350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ nhìn chung lạc hậu, chưa đầu tư thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải.

Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. 

Hành động trước khi quá muộn

Trước tình trạng hệ sinh thái bị suy thoái sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái,, ngày 1/3/2021, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra tuyên bố giai đoạn 2021 - 2030 là “Thập kỷ về phục hồi Hệ sinh thái” nhằm nhân rộng trên quy mô lớn việc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và bị phá hủy để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, nguồn nước và đa dạng sinh học. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái Đất của chúng ta.

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT - Võ Tuấn Nhân, Ngày Môi trường thế giới năm 2021 được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi Hệ sinh thái” (Ecosystem Restoration). Đây là thời điểm đánh dấu sự khởi động của Liên Hợp Quốc về Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái (2021 - 2030), cũng là thời hạn cuối cùng của các Mục tiêu Phát triển bền vững - một mốc thời gian mà các nhà khoa học đã xác định là cơ hội cuối để ngăn chặn thảm họa do biến đổi khí hậu.

Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay có sự liên kết chặt chẽ với chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) với thông điệp “Chúng ta là một phần của giải pháp - Vì thiên nhiên” do Ban Thư ký Công ước Đa dạng sinh học (CBD) phát động.

“Điều này cho thấy sự thống nhất của các Chương trình toàn cầu về việc cần gióng lên hồi chuông báo động: Đã đến lúc, mỗi quốc gia cần đoàn kết, cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực hơn vì thiên nhiên và Trái Đất của chúng ta”, Thứ trưởng Nhân nhấn mạnh.

Với chủ đề “Phục hồi hệ sinh thái”, Ngày Môi trường thế giới năm nay đưa ra thông điệp về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên thế giới, vì lợi ích của con người và thiên nhiên. Hơn lúc nào hết, con người cần chung tay để hạn chế, tiến tới ngăn chặn sự suy thoái của các hệ sinh thái. Chỉ với các hệ sinh thái lành mạnh, chúng ta mới có thể nâng cao sinh kế của người dân, chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự sụp đổ của đa dạng sinh học.

“Với sự thay đổi nhận thức, ý thức, hành vi của con người, ứng xử với thiên nhiên bằng sự nhân văn và trách nhiệm thực sự, chúng ta có thể hạn chế được tình trạng suy thoái của thiên nhiên. Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân phát huy đưa ra các sáng kiến, giải pháp và có các hành động cụ thể để phục hồi, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên của Việt Nam”, Thứ trưởng Nhân tin tưởng.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ môi trường trước khi quá muộn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới