Chủ nhật, 24/11/2024 10:39 (GMT+7)
Thứ năm, 30/04/2020 14:06 (GMT+7)

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam

Theo dõi KTMT trên

Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước, xin giới thiệu chùm ảnh tư liệu về những biểu tượng của Sài Gòn xưa và TP.HCM hôm nay.

Nhà thờ Đức Bà

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 1
Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 2

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, có tên chính thức là "Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội" toạ lạc tại 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Được khởi công xây dựng từ năm 1877 và hoàn thành vào 1880 do chính người Pháp xây dựng. Nhắc tới Sài Gòn, có lẽ địa danh đầu tiên mà nhiều người nghĩ tới chính là Nhà thờ Đức Bà. Trải qua bao thăng trầm, Nhà thờ Đức Bà tồn tại như một chứng nhân lịch sử cho cuộc kháng chiến hào hùng của cha ông ta.

Cả công trình sở hữu nét xưa cổ kính, đậm chất kiến trúc Pháp. Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, ốc vít, sắt thép đều được đem trực tiếp từ Pháp sang. Mặt trước nhà thờ Đức Bà, là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý. Năm 1895, nhà thờ được xây dựng thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m, gồm sáu chuông đồng nặng 25.850 tấn. Đây cũng là bộ chuông lớn nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.

Bến nhà Rồng

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 3
Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 4

Bến Nhà Rồng bắt đầu xây dựng vào ngày 3/4/1863 với mục đích quản lý chung và bán vé tàu hỏa. Ngay tại đây, ngày 6/5/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM thu hút số lượng lớn khách du lịch.

Chợ Bến Thành

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 5
Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 6

Nguyên thủy, khu chợ nổi tiếng nhất Sài Gòn này đã tồn tại từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Vị trí cũ của khu chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Lúc bấy giờ bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành. Cái tên "Bến Thành" cũng xuất phát vì lẽ đó.

Tháng 2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định rồi cho thiêu rụi toàn bộ thành phố, chợ Bến Thành cũ cũng bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1860, người Pháp đã cho xây dựng lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng khu chợ bị xuống cấp nặng nề. Đến năm 1911, người Pháp đã cho phá chợ và lựa chọn một địa điểm mới để xây dựng một khu chợ lớn và kiên cố hơn. Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho, cũng tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.

Hiện nay, khu chợ Bến Thành vẫn còn hoạt động rất đông đúc là địa điểm tham quan mua sắm đặc trưng, nổi tiếng của Sài Gòn mà hầu như du khách nào khi đến đây đều không thể bỏ qua.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 7
Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 8

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn tọa lạc tại số 2 Công Xá Paris, quận I. Là sự kết hợp giữa các nét kiến trúc Gothic, thời Phục hưng và Pháp, tòa nhà cuốn hút khách du lịch bằng những đặc điểm đặc trưng của Pháp, từ ngoại thất đến trang trí nội thất. Được xây dựng vào khoảng năm 1886 - 1891, dựa trên thiết kế của Gustave Eiffel - một kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp cùng với Foulhoux, trợ lý của ông. Nằm liền kề Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và trung tâm mua sắm Diamond Plaza, các công trình kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh tạo nên sự tương tác sống động và đẹp mắt và trở thành điểm nhấn của Sài Gòn tại Việt Nam.

Cầu Mống

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 9
Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 10

Cầu Mống được thiết kế theo kiểu vòng mống, cầu bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, TP.HCM. Đây được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất ở thành phố này. Cầu do Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes của Pháp bỏ vốn xây dựng vào năm 1893-1894, dài 128m, rộng 5,2m, lề bộ hành rộng 0,5m, xây bằng thép kiên cố.

Dinh Thống Nhất

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 11
Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam - Ảnh 12

Dinh Thống Nhất, trước đây gọi là Cung điện Norodom đã được khởi công xây dựng vào ngày 23/2/1868. Công trình hoàn thành vào năm 1871 theo bản phác thảo của kiến trúc sư Hermite. Cung điện được xây dựng trên diện tích 12 ha bao gồm một lâu đài lớn với mặt tiền rộng 80 mét, một phòng khách chứa 800 người bên trong và một khuôn viên rộng lớn với số lượng lớn cây cối và bãi cỏ. Đặc biệt, hầu hết vật liệu xây dựng được vận chuyển từ Pháp. Đây là công trình kiến trúc đặc biệt ở Sài Gòn.

Quang Huy

Bạn đang đọc bài viết Những công trình biểu tượng của Sài Gòn sau 45 năm giải phóng miền Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới