Chủ nhật, 24/11/2024 12:49 (GMT+7)
Thứ ba, 02/07/2019 13:35 (GMT+7)

Những thông tin quan trọng cần lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ

Theo dõi KTMT trên

Nền Y học khuyến cáo, tiêm chủng là cách tốt nhất để cơ thể trẻ chủ động phòng bệnh hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo con em mình khỏe mạnh, các phụ huynh cần đưa con nhỏ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

Tiêm chủng là gì?

Tiêm chủng là đưa một lượng vắc-xin vừa đủ, tức đưa kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị nhiễm bệnh, để kích thích hệ miễn dịch của người nhằm sản xuất kháng thể. Lúc này, kháng thể có 2 nhiệm vụ: tiêu diệt virus, vi khuẩn đó và tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau.

Lợi ích của việc tiêm chủng

Những thông tin quan trọng cần lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ - Ảnh 1
Tiêm chủng giúp trẻ phòng được nhiều bệnh nguy hiểm sau này - Ảnh: Internet

Ngày nay, vai trò của vắc-xin trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm đã được thừa nhận trên toàn thế giới. Đến nay đã có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắc-xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc-xin vào sử dụng phổ cập cho người dân. Qua đó, tiêm chủng vắc-xin thực sự có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì thế, họ khuyến cáo việc tiêm chủng là cách tốt nhất để cơ thể trẻ chủ động phòng bệnh hiệu quả.

Tiêm phòng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm hoặc một số bệnh nguy hiểm. Chi phí dành cho chủng ngừa thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu trẻ bị mắc bệnh. Vì vậy, để đảm bảo con cái khỏe mạnh, các phụ huynh cần đưa con nhỏ đi tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch.

Một số thay đổi mới nhất về tiêm chủng

- Thay thế vắc-xin Quinvaxem (Hàn Quốc) bằng vắc-xin ComBe Five (Ấn Độ) trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là loại vắc-xin phối hợp 5 trong 1 bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên virus viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Hib.

- Triển khai vắc-xin bại liệt theo đường tiêm (IPV) thay cho đường uống (OPV). Vắc-xin bại liệt tiêm IPV được hỗ trợ bởi Liên minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) do hãng Sanofi, Pháp sản xuất. Loại vắc-xin này đã đạt chứng nhận tiền thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Vắc-xin phối hợp Sởi - Rubella do Việt Nam tự sản xuất được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi.

Những thông tin quan trọng cần lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ - Ảnh 2
Bố mẹ cần cho trẻ đi tiêm đầy đủ và đúng lịch - Ảnh: Internet

Lịch tiêm chủng mới nhất năm 2019 theo Bộ Y tế

Độ tuổi

Loại vắc-xin

Số liều

Phản ứng sau khi tiêm (ít khi xảy ra, thường tự hết sau vài ngày)

24 giờ sau sinh

Viêm gan siêu vi B

1 mũi

(+ 1 mũi huyết thanh đặc hiệu chống virus B HBIG với trẻ sanh ra từ mẹ bị viêm gan B)

Đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc

Sau sinh (càng sớm càng tốt)

Lao - BCG

1 mũi duy nhất (0.1ml)

Sưng nơi tiêm, nổi hạch

02 tháng tuổi

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà (DTaP) - Bại liệt lần (IPV)

Mũi 1

Sốt nhẹ (38 – 38.5 độ C), quấy khóc, sưng nhẹ nơi tiêm, tiêu chảy.

Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB)

Mũi 1

Viêm gan siêu vi B

Lần 1

Rota virus vaccine

Lần 1

  • Rotarix: 2 liều, trước 6 tháng.

  • Rotateg: 5 liều, trước 8 tháng.

Khó thở, thở khò khè, nổi mề đay, tiêu chảy.

Vắc-xin PCV 13 - Phế cầu Peumococcal Conjugate (nếu có)

Lần 1

Đau, đỏ tại vị trí tiêm. Một số trường hợp có thể bị sốt, buồn ngủ, đau nhức bắp thịt, tiêu chảy.

03 tháng tuổi

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà lần (DTaP) - Bại liệt lần (IPV)

Mũi 2

Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB)

Mũi 2

Viêm gan siêu vi B

Lần 2

Rota virus vaccine

Lần 2

Phế cầu PCV (nếu có)

Lần 2

04 tháng tuổi

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà lần (DTaP) - Bại liệt lần (IPV)

Mũi 3

Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB)

Mũi 3

Viêm gan siêu vi B

Lần 3

Rota virus vaccine (nếu là Rotateq)

Lần 3

Phế cầu PCV (nếu có)

Lần 3

> 06 tháng tuổi

Vắc-xin cúm

Trẻ 6 tháng - <9 tuổi< />trong>: Tiêm phòng cúm cho trẻ 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng (đối với trẻ chưa tiêm cúm lần nào). Sau đó 1 mũi mỗi năm.

Từ 9 tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi mỗi năm.

Tiêm phòng cúm cho trẻ ít xảy ra phản ứng. Một vài trường hợp bị sưng tấy tại vị trí tiêm, hắt hơi, đau đầu, chảy nước mũi, viêm họng.

> 09 tháng tuổi

Vắc-xin sởi đơn

1 mũi

Đau hoặc sưng nơi tiêm, sốt nhẹ 1 – 2 ngày.

Từ 12 tháng tuổi

Sởi - Quai bị - Rubella -MMR

Lần 1: bắt đầu từ 12 tháng tuổi.

Lần 2: nhắc lại lúc 4-6 tuổi.

Trẻ đã tiêm sởi đơn lúc 9 tháng, tiêm MMR lúc 15 tháng trở đi.

Sốt nhẹ, đỏ đau tại chỗ tiêm, phát ban.

Thủy đậu

Lần 1: 12 tháng tuổi.

Lần 2: nhắc lại lúc 4-6 tuổi.

Có thể nhắc lại lần 2 sớm hơn, ít nhất sau 3 tháng từ mũi 1 nếu trẻ dưới 13 tuổi, nhắc lại ít nhất 4 tuần sau nếu trẻ từ 13 tuổi.

Đau hoặc sưng nơi tiêm, ban đỏ, sốt nhẹ, phát ban.

Viêm gan siêu vi A

Lần 1: 12 tháng tuổi.

Lần 2: 6-12 tháng sau lần 1.

Đau thoáng qua, khó chịu, sốt nhẹ, ban đỏ.

Viêm não Nhật Bản (Jevax)

Lần 1: 12 tháng tuổi.

Lần 2: cách 1-2 tuần sau lần 1.

Lần 3: cách 1 năm sau lần 2.

Tiêm nhắc mỗi 3 năm.

Đau, sưng đỏ vị trí tiêm, sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.

Từ 12 - 15 tháng tuổi

Phế cầu PCV (nếu có)

Lần 4

Từ 16 - 18 tháng tuổi

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà lần (DTaP) - Bại liệt lần (IPV)

Mũi 4

Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB)

Mũi 4

Từ 24 tháng tuổi

Vắc-xin phòng não mô cầu Meningococcal A + C.

Thương hàn: Typhim

Lần 1: 24 tháng

Sau đó chích nhắc mỗi 3 năm.

Sốt nhẹ, đỏ tại vị trí tiêm. Thường hết trong một vài ngày.

4-6 tuổi

Tiêm nhắc lại:

  • Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà lần 5 (DTaP)

  • Bại liệt lần 5 (IPV 5)

  • MMR lần 2

  • Thủy đậu lần 2

11-12 tuổi

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà (Tdap)

Mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ.

Bé gái từ 9 - 26 tuổi

Vắc-xin HPV phòng ung thư cổ tử cung ở bé gái

3 lần: tháng 0, 2, 6

Buồn nôn, tiêu chảy, sốt nhẹ, đau sưng, ngứa tại vị trí tiêm.

Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ, phụ huynh cần biết những việc phải thực hiện khi đưa con đi tiêm chủng, biết cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng.

1. Giữ gìn phiếu/sổ tiêm chủng của trẻ để theo dõi quá trình tiêm chủng. Mang theo phiếu, sổ tiêm chủng khi đưa con đi tiêm chủng hoặc khi đi khám bệnh, chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt đang dùng thuốc hoặc có tiền sử phản ứng mạnh đối với loại vắc-xin trong lần tiêm chủng trước, đề nghị cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm chủng.

2. Chủ động hỏi cán bộ y tế về loại vắc-xin được tiêm chủng lần này và những phản ứng có thể gặp, bế và giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Sau tiêm chủng cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra, tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng, người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ. Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm tinh thần, tình trạng ăn, ngủ, dấu hiệu về nhịp thở, nhiệt độ, phát ban, các biểu hiện tại chỗ tiêm để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ.

4. Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ và theo dõi; cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, điều trị nếu có những biểu hiện bất thường như sốt cao (trên 39 độ C), co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét, bú kém, bỏ bú, phát ban, tím tái, khó thở, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm...

Diệu Nguyên

Bạn đang đọc bài viết Những thông tin quan trọng cần lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới