Chủ nhật, 24/11/2024 08:30 (GMT+7)
Thứ tư, 26/08/2020 06:00 (GMT+7)

Nước biển ấm lên ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới lòng đại dương

Theo dõi KTMT trên

Nhiệt độ nước biển tăng cao làm giảm lượng khí oxy hoà tan trong nước, từ đó ảnh hưởng tới quá trình thay đổi tế bào của động thực vật dưới lòng đại dương.

Không khí ở vùng bờ biển chứa một lượng khá lớn anion. Các anion này được gọi là “vitamin không khí”, chúng theo đường hô hấp vào cơ thể con người, cải thiện hoạt động của phổi, tăng thêm khả năng hấp thụ oxy và thải khí carbonic.

Thông thường ở những nơi công cộng trong thành phố, mỗi centimet khối không khí có từ 10-20 anion, trong phòng ở có từ 40-50 anion/cm3, ở bãi cỏ hoặc công viên có 100-200 anion/cm3, trong khi đó ở vùng bờ biển có tới 10.000 anion/cm3, nhiều gấp mấy trăm lần so với trong phòng ở.

Nước biển ấm lên ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới lòng đại dương - Ảnh 1
(Ảnh minh họa)

Các anion này là các ion mang điện nên có tác dụng hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Môi trường nhiều anion sẽ làm tăng công năng thần kinh giao cảm của con người, khiến con người cảm thấy sảng khoái vui vẻ, tăng thêm hồng cầu trong máu.

Vì thế, không khí ở vùng bờ biển rất có lợi cho sức khoẻ con người. Hầu như ai cũng cảm thấy không khí ở bờ biển rất trong lành, hít thở thật sảng khoái, đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh thiếu máu, sưng phổi, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, hen suyễn... Ðó cũng chính là lý do vì sao các trại điều dưỡng ngày càng được xây dựng nhiều ở vùng bờ biển.

Năm 1969, nước Mỹ xây dựng một nhà máy điện nguyên tử trên bờ vịnh Bistan. Trước khi xây dựng nhà máy, thuỷ triều lên theo hướng Tây Nam và xuống theo hướng Đông Bắc. Nhưng sau khi nhà máy điện nguyên tử đi vào hoạt động, mỗi phút có hơn 2000m3 nước làm mát xả ra biển khiến thuỷ triều ở bờ vịnh Bistan thay đổi theo hướng ngược lại. Không những vậy, nước nóng do nhà máy xả ra đã làm cho khắp một vùng biển rộng lớn 60 hecta vốn có nhiệt độ mặt nước 30 - 310 độ C tăng lên tới 33 - 350 độ C, trong đó có 10 - 12 hecta mặt biển nhiệt độ lên tới 35 - 360 độ C. Xung quanh ống xả nước nóng nhiệt độ lên cao tới 400 độ C.

Có khoảng hơn 900 hecta mặt biển bị nóng lên do nước xả của nhà máy điện nguyên tử. Trong khu vực 10 - 12 hecta nóng nhất hầu như không tìm thấy bất kỳ loại động thực vật nào. Các loại tảo thường thấy như tảo xanh, tảo đỏ, tảo tím đều bị tuyệt diệt, chỉ còn sót lại loại tảo xanh lam.

Nước biển ấm lên ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới lòng đại dương - Ảnh 2
Rạn san hô khổng lồ bị tẩy trắng do nước biển ấm lên ở Vlassoff Cay (Australia). (Ảnh: EPA)

Ở các vùng nước nóng khác, các loài động thực vật biển cũng giảm đi nhiều, nhất là vào mùa hè người ta thường thấy xác tôm và cua nhỏ chết nổi trên mặt nước.

Ðó là vì nhiệt độ nước lên cao làm giảm lượng khí oxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới quá trình thay đổi tế bào của động thực vật. Các sinh vật quen sống ở nước biển có nhiệt độ bình thường, khi nước biển nóng lên, chúng sẽ chết hoặc chạy trốn tới vùng nước khác mát hơn.

Nước biển ấm lên ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới lòng đại dương - Ảnh 3Ô nhiễm hạt vi nhựa - Ẩn họa cho môi trường và sức khoẻ con người

Một số loại cá do nhiệt độ nước biển tăng cao đã không tìm được tới nơi đẻ trứng thích hợp hoặc bị nhầm lẫn thời gian và địa điểm nên không thực hiện được việc đẻ trứng di truyền nòi giống. Nhiệt độ nước biển lên cao khiến các sinh vật thích ấm áp sinh sôi nảy nở nhanh chóng, trong khi đó các loại tôm, cá, trai, sò... có giá trị kinh tế lại giảm đi nhanh, dẫn đến phá vỡ môi trường sống trong vùng biển đó. Những hiện tượng như vậy thường xảy ra khi nhiệt độ nước biển tăng lên trên 40 độ C so với mức bình thường và người ta gọi là sự ô nhiễm nóng. Trong thực tế có khi không cần nước nóng đến như vậy cũng đủ gây ra hiện tượng ô nhiễm nóng.

Ô nhiễm nóng chủ yếu là do các nguồn nước làm mát thiết bị, máy móc xả ra, trong đó chủ yếu là của ngành công nghiệp điện lực. Các ngành công nghiệp khác như luyện kim, hoá chất, dầu mỏ, cơ khí... cũng góp phần đáng kể gây ra ô nhiễm nóng, nhưng hậu quả của ngành công nghiệp điện lực là đáng lưu ý nhất.

Ô nhiễm nóng biển đôi khi cũng mang lại lợi ích nhất định. Ví dụ, về mùa đông nhiệt độ nước biển tăng lên giúp cho một số loài cá đỡ bị rét cóng. Nhưng xét cho cùng thì lợi ít hại nhiều. Vì vậy, chúng ta nên tìm cách ngăn chặn hiện tượng này. Ðã có những đề xuất dùng ống dẫn dài xả nước làm nguội máy ra vùng biển xa bờ, hoặc hút nước lạnh ở đáy biển để làm nguội máy. Những phương án này có hiệu quả hay không còn chờ thực tế trả lời.

Nhật Quang

Bạn đang đọc bài viết Nước biển ấm lên ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới lòng đại dương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới