Vụ đổ trộm dầu thải ra khe núi gần Suối Trâm tại hai xã Phúc Minh và Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng chục nghìn người dân Thủ đô Hà Nội. Hiện, các cơ quan chức năng đã bắt được thủ phạm, đồng thời đang làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, vận hành nguồn nước để xử lý theo quy định của pháp luật.
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế đã xây dựng “Kế hoạch hành động hỗ trợ khắc phục sự cố ô nhiễm nước sạch Sông Đà cho người dân thành phố Hà Nội.”
Trong báo cáo được công bố ngày 16/10, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết, chất lượng không khí ở mức kém đã gây ra khoảng 400 nghìn trường hợp chết yểu tại châu Âu trong năm 2016, và đến nay số liệu này vẫn còn giá trị. Theo EEA, gần như tất cả người dân sống tại các thành phố của châu Âu đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người.
Một kết quả nghiên cứu cho thấy bụi mịn PM10 và các hạt diesel đã làm giảm hàm lượng beta-catenin trong cơ thể, đây vốn là một loại protein thúc đẩy, duy trì sự mọc tóc.
Hà Nội đang tiến hành kiểm kê nguồn phát thải, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 5 năm sau. Từ các kết quả này, có thể dự báo chất lượng không khí trước một, hai ngày và thông tin về chất lượng không khí sẽ được đưa lên bản tin dự báo thời tiết để người dân cập nhật thông tin về tình hình môi trường.
Đại diện Sở TN&MT Hà Nội cho biết, từ cuộc họp giao ban tháng 3/2019, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã cho phép công ty môi trường rửa đường trở lại bằng xe chuyên dụng.
Báo chí phản ánh Báo cáo số 296/BC-CP của Chính phủ về việc thi hành Luật Thủ đô, trong đó số liệu ô nhiễm không khí ở Hà Nội năm 2019 giống hệt số liệu năm 2005.
Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI) cho thấy nhựa PS (polystyrene), một trong những loại nhựa phổ biến nhất thế giới, có thể xuống cấp trong nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thay vì hàng nghìn năm như dự đoán trước đây.
Sáng nay, 10/10, bầu không khí ở thành phố Hà Nội đã khó chịu trở lại. Ghi nhận trên các ứng dụng quan trắc cho thấy chỉ số chất lượng không khí nhiều khu vực đã tăng lên ở ngưỡng 'màu đỏ.'
Những ngày gần đây, vấn đề chất lượng không khí tại một số thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM được dư luận quan tâm. Ô nhiễm không khí là điều đã ghi nhận được nhưng để cải thiện tình trạng này cần biết rõ được ô nhiễm không khí do đâu, từ những nguồn nào, tỉ lệ đóng góp ra sao? Tuy nhiên, đến nay, tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu bài bản, toàn diện nào về vấn đề này.
Theo chỉ số từ các trạm quan trắc chất lượng không khí của Sở Tài nguyên Môi trường (TN&MT) Hà Nội sáng 3/10, ô nhiễm không khí của Hà Nội đã giảm sau cơn mưa nhưng vẫn ở mức kém, những người thuộc nhóm cảnh báo nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài đường.
1870 nghìn tấn là khối lượng khí CO2 mà bầu không khí tại Thủ đô Hà Nội phải gánh chịu mỗi ngày, chỉ tính riêng từ việc sử dụng bếp than tổ ong. Đây là thông tin được Chi cục Môi trường Hà Nội đưa ra tại buổi họp báo Quý III UBND TP Hà Nội.
Sáng nay (2/10) chất lượng không khí ở Hà Nội có cải thiện so với ngày hôm qua, từ mức cảnh báo màu nâu nguy hại trở về cảnh báo màu đỏ. Tuy nhiên, theo xếp hạng của Airvisual, không khí Hà Nội hôm nay vẫn ô nhiễm nhất thế giới.
Nhiều người dân cảm thấy khó hiểu khi khu vực Tây Hồ, nơi có hồ nước tự nhiên lớn nhất Thủ đô và nhiều cây xanh lại có chất lượng không khí luôn ở mức xấu.