Trong bối cảnh ô nhiễm không khí và nguồn nước ở Hà Nội và TP.HCM ngày càng nghiêm trọng, chiến lược đầu tư và kinh doanh của chủ dự án bất động sản (BĐS) cũng phải xoay chuyển “ứng phó” với nguy cơ ô nhiễm môi trường, đảm bảo cuộc sống trong lành cho cư dân.
Mặc dù nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường đã tăng dần qua các năm, từ 9.772 tỉ đồng (năm 2012) đã tăng lên 20.442 tỉ đồng (năm 2019), song tình hình ô nhiễm, suy thoái môi trường vẫn là mối lo.
Giải thích về các nguồn gây ô nhiễm không khí chính của Thủ đô hiện nay, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm được xác định từ 12 nguồn.
Theo nhiều bạn đọc phản ánh, từ trước đến nay, công tác thu gom bùn thải bể tự hoại tại nhiều nơi trên địa bàn TP Hà Nội chưa được xử lý theo đúng quy trình và xả thẳng ra môi trường. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng chậm được xử lý, gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
Từ ngày 5-12/11/2019, chất lượng không khí tại Hà Nội diễn biến theo chiều hướng xấu. Có thời điểm chỉ số chất lượng không khí AQI giờ vượt ngưỡng 300 (mức nguy hại).
Cháy rừng đã hoành hành khắp bang California của Mỹ trong khoảng một tháng và các vấn đề không khí vẫn tồn tại ở Trung Quốc, nhưng không có nơi nào khác trên Trái đất đang chiến đấu với quy mô và mức độ ô nhiễm nghiêm trọng như ở Ấn Độ, đến mức “bóp nghẹt” những vùng rộng lớn ở phía Bắc nước này.
Qua vụ cháy Công ty Rạng Đông, có nhiều điều làm dư luận giật mình, trong đó có sự chậm trễ, ì ạch của thành phố Hà Nội trong việc đôn đốc thực hiện di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô.
Vừa qua, Chi cục Thủy lợi tỉnh Hải Dương phối hợp với Trung tâm Quan trắc & phân tích môi trường (Sở Tài nguyên & Môi trường Hải Dương) đã tiến hành quan trắc, phân tích môi trường nước định kỳ ở 17 tuyến kênh trong hệ thống Bắc Hưng Hải. Qua kết quả quan trắc cho thấy, tất cả các tuyến kênh đều bị ô nhiễm.
Nhiều năm nay, đảo ngọc Tam Hải (Núi Thành, Quảng Nam) phải vất vả với nạn ô nhiễm nhưng vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết triệt để rác thải sinh hoạt. Đây thực sự là một “bài toán khó” đối với chính quyền xã Tam Hải nếu muốn phát triển du lịch.
Từ 2016 đến nay, Hà Nội đã triển khai tuyên truyền, nghiên cứu, đánh giá tác động của bếp than tổ ong đối với sức khỏe và môi trường nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của bếp than tổ ong.
Lệnh cấm có hiệu lực trong tháng 11 và 12, các doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm cũng sẽ nhận được trợ cấp mới của chính phủ trong thời gian triển khai quyết định.
Đảo Mullion ngoài khơi Cornwall ở Anh là một khu bảo tồn dành cho các loài chim biển, nơi không có con người sinh sống và nếu muốn đặt chân lên đây phải có giấy phép. Thế nhưng, các nhà bảo tồn lại tìm thấy hàng nghìn dải dây thun cao su ở đây.
Ngày 25/10, tổ xử lý hiện trường của Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam tiếp tục cho hút bùn trên kênh dẫn nước sạch sông Đà để loại bỏ dầu bám dính, sau khi đã múc bùn đất từ khe núi, lòng suối chảy vào kênh dẫn.
Đợt kiểm tra diễn ra trong 6 ngày từ 24/10 đến 31/10 tại các bến xe: Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa và các trục đường cửa ngõ Thủ đô như: đường Phạm Văn Đồng, đường dẫn Cầu Thanh Trì…
Tất cả các dòng sông thuộc khu vực trung tâm TP.Hà Nội đều đang bị ô nhiễm nặng do tải lượng lớn từ các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật… Các nguồn gây ô nhiễm ngày càng xuất hiện nhiều, đa dạng và khó kiểm soát.