Việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm hàng ngày gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Nếu Việt Nam không sớm đưa ra các giải pháp quyết liệt để cải thiện, ô nhiễm sẽ để lại hệ lụy lâu dài về sức khỏe với thế hệ tương lai.
Tổng cục Môi trường cho biết, trong tháng 12/2020 chất lượng không khí tại Hà Nội nhiều ngày ở mức "kém", đặc biệt, những ngày cuối tháng 12 và đầu tháng 1/2021, chỉ số AQI đã chạm mức "xấu".
Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh kéo theo đó là hàng loạt công trường đua nhau nở rộ, thực trạng ô nhiễm môi trường từ các dự án xây dựng cũng đang là vấn đề nhức nhối tại Hà Nội.
Khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tỉ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Việc kiểm soát ô nhiễm không khí xung quanh cũng như không khí trong nhà hiện nay là rất cấp bách.
Ở nhiều thời điểm, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM ở mức báo động khiến người dân lo lắng, các cơ quan quản lý tìm cách giảm thiểu, song dường như chưa có giải pháp căn cơ. Việc ban hành các quy định pháp luật chặt chẽ hơn là điều cần thiết.
Theo Tổng cục Môi trường, trong thời gian từ ngày 13-19/4, chất lượng không khí giữa các đô thị có sự khác biệt, trong đó Thủ đô Hà Nội vẫn là đô thị có mức độ ô nhiễm PM2.5 cao nhất.
Trong thời gian từ ngày 12/3 đến 19/3, chất lượng không khí giữa các đô thị có sự khác biệt rõ rệt. Hà Nội vẫn là đô thị có mức độ ô nhiễm PM2.5 cao nhất.
Trong Top 10 thành phố hơn 10 triệu dân ô nhiễm nhất thế giới có Vũ Hán - vùng tâm điểm bùng phát dịch bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2, cùng với Thành Đô và thủ đô Bắc Kinh.
Nhiều khu vực ở nội thành Hà Nội sáng 2/2 tiếp tục được cảnh báo có chất lượng không khí “rất xấu". Theo đó, “mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn”.
Phần lớn người dân Thái Lan cho rằng các cơ quan Chính phủ xử lý không hiệu quả tình trạng khói mù bụi mịn bằng hoặc nhỏ hơn 2,5 micrometre (PM2.5) bao trùm nhiều khu vực của thủ đô.
Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) tối 14/12 đã đưa ra những hướng dẫn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài.
Trong những ngày chất lượng không khí ở mức kém và xấu, người dân nên hạn chế các hoạt động ngoài trời, luôn đeo khẩu trang chống được bụi mịn và hạn chế mở cửa nhà.
Cập nhật lúc 11 giờ ngày 13/11, hệ thống quan trắc không khí PAMAir ghi nhận chỉ số chất lượng không khí AQI ở hầu hết các khu vực trong Hà Nội đã tăng lên.
Ngày 1/10, thông tin về chất lượng không khí Hà Nội, lãnh đạo Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, từ ngày 12/9 đến ngày 29/9, chất lượng không khí tại Hà Nội liên tục có những ngày nồng độ bụi PM2.5 vượt ngưỡng cho phép của quy chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, các thông số khác như NO2, O3, CO, SO2 vẫn nằm trong giới hạn cho phép.