Chủ nhật, 24/11/2024 07:39 (GMT+7)
Thứ hai, 27/12/2021 17:00 (GMT+7)

Phân khúc bất động sản không dành cho lướt sóng trong năm 2022

Theo dõi KTMT trên

Nhiều khu vực vùng ven TP.HCM chứng kiến làn sóng nhà đầu tư săn đất sau dịch. Nhưng theo ý kiến chuyên gia cho rằng, đầu tư bất động sản nói chung và một số phân khúc nói riêng là đầu tư trung và dài hạn, còn việc lướt sóng sẽ gặp rủi ro trong năm 2022.

Hồi đầu năm 2021, thị trường chứng kiến một cơn sốt đất nhẹ, xuất phát từ thông tin quy hoạch sân bay Hớn Quản tại Bình Phước. Cách đây khoảng một tháng, thông tin quy hoạch huyện Bình Chánh, TP.HCM lên quận cũng tạo cơn sốt nhẹ 7-10 ngày rồi nhanh chóng xẹp xuống. Các chuyên gia cho rằng đây là những cơn sốt ảo, còn cơn sốt thật rất khó diễn ra.

Phân khúc bất động sản không dành cho lướt sóng trong năm 2022 - Ảnh 1
Sốt đất ảo tại Hớn Quản, Bình Phước hồi đầu năm. (Ảnh: Ngọc Anh).

Đất nền vẫn là kênh đầu tư ưu tiên hàng đầu

Giám đốc R&D DKRA Vietnam Nguyễn Hoàng cho biết tại tọa đàm: “Giao dịch trở lại, đất nền có sốt giá cuối năm?”, do Báo Dân trí tổ chức mới đây, bất động sản (BĐS) nói chung và đất nền nói riêng là kênh đầu tư ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam. Những chính sách phát sinh trong đợt dịch vừa qua như "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến" bộc lộ nhu cầu về nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội hay còn gọi là nhà ở vừa túi tiền nói chung.

Ông Hoàng nhận định: “Khi những chính sách khuyến khích nhà ở xã hội được thực thi, tôi nhìn thấy bức tranh tốt hơn khi nhu cầu nhà ở của đa số người dân sẽ được quan tâm tốt hơn và đáp ứng nhiều hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng đầu cơ trên thị trường BĐS sẽ giảm bớt”.

Hiện nay, rất nhiều người mua BĐS là đầu tư đầu cơ - tức là mua để bán lại. Trong khi nếu nhu cầu về nhà ở vừa túi tiền được đáp ứng thì nhu cầu đầu tư mua bán lại sẽ bớt rất nhiều. Từ đó, thị trường BĐS sẽ có những phát triển ổn định, vững mạnh hơn so với giai đoạn 2008-2009, ông Hoàng cho hay.

Vị chuyên gia này cho rằng: “Tôi nghĩ rằng nhu cầu BĐS nói chung và đất nền nói riêng vẫn sẽ phát triển do quá trình hình thành dân cư, đô thị hóa. Nhưng sự phát triển đó sẽ mang tính chất bền vững và ổn định hơn”.

Về nhận định của ông Hoàng cho thấy, những rủi ro về sốt ảo hay bong bóng cũng sẽ được kiểm soát tốt hơn. Như đã đề cập, trong 2 năm vừa qua, nguy cơ xảy cơn sốt ảo hay bong bóng BĐS không nhiều như các năm trước. Suốt 2016-2018, thị trường cực kỳ sôi động nhưng hiện nay đã suy giảm do dịch bệnh, kiểm tra pháp lý, quy trình thủ tục quy hoạch ngày một chặt chẽ hơn. Đấy chính là yếu tố khiến thị trường tích cực, ổn định hơn so với trước.

Trong năm 2022, đất nền khó lướt sóng

Nhìn vào thực tế cho thấy, không ít nhà đầu tư trúng quả lớn từ đất nền, lời 2-3 lần chỉ sau 2-3 năm đầu tư, qua đó kích thích nhiều người bỏ tiền vào BĐS.

Dẫn chứng về một dự án ở Cần Giuộc, đoạn giáp với huyện Nhà Bè, (TP.HCM), ông Hoàng cho hay, năm 2016, một lô đất khoảng 80 m2 tại dự án này có giá 500-600 triệu đồng. Thời điểm hiện tại, giá lô đất này đã tăng hơn gấp 3 lần, ở mức 1,8 - 1,9 tỷ đồng, riêng những vị trí đẹp lên đến 2,1 tỷ.

Phân khúc bất động sản không dành cho lướt sóng trong năm 2022 - Ảnh 2
Khó lướt sóng đất nền trong năm 2022.

Theo nhận định của ông Hoàng: "Điều đó giải thích vì sao, đất nền là kênh đầu tư ưu tiên hàng đầu và nhiều người xác định đầu tư lâu dài".

Các chuyên gia mặt khác cũng lưu ý về nhiều rủi ro trong đầu tư, "nhà đầu tư cần phải tìm hiểu và kiểm soát, chứ không phải vì rủi ro mà không đầu tư", TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế đề cập.

Phân khúc bất động sản không dành cho lướt sóng trong năm 2022 - Ảnh 3
TS Cấn Văn Lực.

Đầu tư BĐS nói chung và đất nền nói riêng là khoản đầu tư trung và dài hạn, đầu tư lướt sóng sẽ rủi ro trong năm 2022.

Nhà đầu tư cũng phải xác định được mình thuộc nhóm nhà đầu tư nào. Đối với tiêu chí đầu tư BĐS nói chung và đất nền nói riêng, ông Lực khuyên nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về pháp lý, quy hoạch, hạ tầng - an ninh - cảnh quan, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh thì môi trường sống và cảnh quan cũng rất quan trọng.

Đặc biệt, một yếu tố nữa là chủ đầu tư, những chủ đầu tư đứng đắn, làm ăn nghiêm túc sẽ đỡ rủi ro hơn rất nhiều.

Cùng với đó, thanh khoản BĐS cũng rất quan trọng và cuối cùng là đòn bẩy tài chính. Đầu tư BĐS nói chung và đất nền nói riêng là khoản đầu tư trung và dài hạn, đầu tư lướt sóng sẽ rủi ro trong năm 2022, TS Lực đưa ra lời khuyên.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Phân khúc bất động sản không dành cho lướt sóng trong năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới