Lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp mưa rào đã khiến nước dâng cao trên các con sông lớn chảy qua tỉnh Bắc Giang. Ngày 21/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát lệnh báo động số 1 trên sông Thương (tại Trạm Thủy văn Cầu Sơn).
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7, theo dõi sát tình hình, diễn biến thiên tai; chủ động đôn đốc các sở, ngành, địa phương kịp thời triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Ngày 13/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đi kiểm tra thực tế sự cố sạt lở kè Phú Mỹ trên tuyến đê sông Hồng qua địa bàn. Khu vực này đã từng bị sạt lở vào những năm trước. Năm nay, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 nên kè sông tại đây tiếp tục bị sạt lở.
Ngày 8/8, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 635/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 27/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam
Để chủ động ứng phó với mưa lớn có thể xảy ra trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn chỉ đạo kiểm tra, rà soát và sẵn sàng phương án tiêu thoát nước tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 75/CĐ-TTg ngày 4/8/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Để phục vụ diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, từ Km41+900 đến Km42+200 sông Thương qua địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang sẽ cấm tàu thuyền lưu thông trong gần nửa ngày 7/8 và 9/8.
Nhiều tỉnh thành miền Bắc vừa trải qua tháng 7 mưa lũ khốc liệt với lượng mưa lớn kỷ lục, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tính đến ngày 1/8, mưa lũ, sạt lở, ngập úng, lũ quét đã khiến 30 người thiệt mạng và mất tích.
Để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn, UBND các tỉnh Tây Nguyên xây dựng phương án cứu trợ theo phương châm “bốn tại chỗ”, lấy sự an toàn của người dân là điều kiện tiên quyết, đặt lên hàng đầu.
Bất chấp yêu cầu phải dừng hoạt động, thanh thải toàn bộ trang thiết bị và vật liệu do vi phạm về hành lang bảo vệ đê điều, nhiều bến bãi không phép trên địa bàn tỉnh Hà Nam vẫn chây ì không chấp hành.
Theo quy định, để đảm bảo an toàn đê điều trong mùa mưa lũ thì các bến bãi liên quan đến đê điều, thoát lũ phải dừng hoạt động, di dời máy móc và hạ tải nguyên vật liệu. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại tỉnh Hà Nam, nhiều bến bãi vẫn ngang nhiên hoạt động.
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình ban hành công điện khẩn ứng phó bão số 2. Ban chỉ huy yêu cầu bằng mọi biện pháp kêu gọi, hướng dẫn các tàu, thuyền trên địa bàn vào nơi tránh bão an toàn.
Trước diễn biến của cơn bão số 2, tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng đã tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thuỷ ra khơi từ 12h ngày 22/7; đồng thời, tăng cường chỉ đạo phòng, chống và ứng phó với bão.
UBND tỉnh Nam Định gửi công văn khẩn yêu cầu các địa phương, đơn vị áp dụng mọi biện pháp tiêu úng nhằm nhanh chóng cứu 35.000 ha lúa mùa bị ngập do mưa lớn kéo dài trong thời gian qua.
Cống xả qua đê tại K20+300 đê tả Cầu, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang bị sạt lở. Cống Bún tại K38+150 đê hữu Thương, TP.Bắc Giang bị gãy goong cánh cống. UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo khẩn cấp khắc phục các sự cố này, dự kiến phải xong trước ngày 30/8/2024.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, hiện nay lũ đang dâng cao ở các sông thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình gây nguy cơ gây sạt lở. Các địa phương này phải tăng cường tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.
Mưa liên tục trong nhiều ngày đã khiến 27.000 ha lúa mùa tại tỉnh Nam Định bị ngập, chiếm 37% tổng diện tích lúa mùa năm 2024 của tỉnh này. Trong đó, lúa cấy bị ngập hơn 8.900 ha, lúa gieo sạ bị ngập gần 18.000 ha.