Chủ nhật, 24/11/2024 11:57 (GMT+7)
Chủ nhật, 23/06/2019 06:00 (GMT+7)

Phương pháp "giam" CO2 vĩnh viễn vào lòng đất độc đáo của Iceland

Theo dõi KTMT trên

Các nhà khoa học Iceland đã tìm ra một phương pháp đặc biệt để lưu trữ khí CO2 trong những viên đá nằm sâu dưới lòng đất.

Iceland mới đây đã đưa vào áp dụng phương pháp biến CO2 thành vật liệu xây dựng sau hơn hai năm thử nghiệm bằng công nghệ mang tên CarbFix, là thành quả hợp tác giữa công ty Reykjavik Energy, Đại học Iceland, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Đại học Columbia, Mỹ. Hệ thống CarbFix hoạt động bằng cách bơm khí CO2 vào trong đá bazan xốp. Hiện tượng khoáng hóa trong đá sẽ "giam" CO2 vĩnh viễn trong đó.

Phòng thí nghiệm CarbFix được đặt bên trong nhà máy điện địa nhiệt Hellisheidi nằm trên núi Hengill ở phía tây nam Iceland từ 2 năm nay. Do nằm trên một lớp đá bazan hình thành từ dung nham núi lửa, Hellisheidi có thể tiếp cận nguồn nước gần như vô tận được bơm lên từ dưới núi lửa để chạy 6 tua-bin và cung cấp điện và khí nóng cho thủ đô của Iceland.

Phương pháp "giam" CO2 vĩnh viễn vào lòng đất độc đáo của Iceland - Ảnh 1
Nhà máy điện địa nhiệt Hellisheidi.

Nhóm dự án CarbFix đã bơm khoảng 43 ngàn tấn CO2 vào trong lòng đất, cho đến cuối năm 2018. CO2 từ quá trình này sẽ được thu lại bằng hơi nước của nhà máy. Sau đó hơi nước chứa CO2 sẽ được hóa lỏng và được dẫn tới một khu vực cách đó vài km. Nước cuối cùng sẽ được dẫn chảy vào lớp đá bazan nằm ở độ sâu 1000m và bắt đầu quá trình hóa rắn, một phản ứng hóa học xảy ra khi không khí tiếp xúc với canxi, magie và sắt trong đá bazan.

Như vậy gần như toàn bộ CO2 đã bị biến thành khoáng chất và tồn tại một cách an toàn dưới lòng đất vĩnh viễn và không còn gây nguy hiểm cho khí hậu. Dự án CarbFix hứa hẹn sẽ giúp giảm 1/3 lượng CO2 của nhà máy điện Hellisheidi. Con số này quy ra lên tới 12 ngàn tấn CO2 và chi phí bỏ ra chỉ khoảng 25 USD/tấn.

Điểm hạn chế của công nghệ này đó là quá trình "giam" CO2 đòi hỏi một lượng nước khổng lồ. Đối với mỗi tấn CO2 được bơm vào, các nhà khoa học cần sử dụng khoảng 25 tấn nước. Nhưng theo các nhà khoa học, nước có thể lưu thông và tái sử dụng sau khi CO2 bị tách khỏi nước. Tất nhiên họ cũng phải khử muối trong nước thì mới có thể tái sử dụng.

Lượng CO2 trong khí quyển đang chạm ngưỡng kỷ lục 415 phần triệu (ppm) và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra biến đổi khí hậu và làm Trái Đất nóng lên. Điều đáng nói là phần lớn CO2 được tạo ra từ quá trình công nghiệp hóa của con người và nạn phá rừng tràn lan.

Ngọc Quang

Bạn đang đọc bài viết Phương pháp "giam" CO2 vĩnh viễn vào lòng đất độc đáo của Iceland. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới