Thủ tướng Scott Morrison thông báo kế hoạch 9 năm trị giá 1 tỷ AUD (700 triệu USD) nhằm bảo vệ rạn san hô Great Barrier vài tháng sau khi rạn san hô này vừa thoát khỏi nguy cơ bị UNESCO đưa vào danh sách "có nguy cơ" bị hủy hoại.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, các rạn san hô trên thế giới đang bị tấn công bởi biến đổi khí hậu và thậm chí sẽ biến mất nếu các đại dương tiếp tục ấm lên.
Các rạn san hô trên thế giới đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số loại vi khuẩn có ích giúp cho san hô khỏe mạnh, đây có thể là "chìa khóa" để bảo tồn một số hệ sinh thái dưới nước khi nhiệt độ đại dương đang tăng lên.
Giới khoa học lo ngại ngày càng ít san hô tại đây có thể phục hồi sau mỗi lần bị tẩy trắng, khi mà chỉ trong 5 năm qua hệ sinh thái đặc biệt nhất hành tinh này đã trải qua 3 đợt tẩy trắng.
Giáo sư Daniel Harrison cho rằng việc “làm sáng mây” dù chỉ một chút trong suốt mùa Hè cũng có thể phần nào làm hạ nhiệt độ nước biển, đủ để giúp ngăn chặn việc san hô bị tẩy trắng.