Do ảnh hưởng của mưa tại địa phương kéo dài, kết hợp với mưa lớn phía thượng nguồn đổ về khiến lũ trên sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Lào Cai dâng cao.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay, 10/8, các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi hơn 37 độ C. Chỉ số tia UV ở Đà Nẵng ở mức gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người.
Hai vợ chồng ông Tẩn Díu Châu và bà Tẩn Díu Mẩy đang ở trong lán nuôi gà, vịt tại thôn Sùng Vui, xã Phìn Ngan thì bị đất sạt lở đổ ập vào lán nên tử vong tại chỗ.
Nắng từ cao xanh phả xuống, đất từ dưới sâu nứt nẻ lên, mặn từ biển vào, phù sa thôi không còn dạt dào nữa… Tất cả đang làm nên một miền Tây khô - hạn mặn - sụt lún - sạt lở. Trong cơn quay quắt ấy, đâu là lối đi cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn và Quảng Ninh có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai vừa có Thông báo số 297/VPTT ngày 3/8/2020 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố Bắc Bộ về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất.
Từ đêm 5/8 đến ngày 8/8, rãnh áp thấp có trục Tây Bắc-Đông Nam được thiết lập kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao khiến Bắc Bộ tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông.
Đó là yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (PCTT) Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT tại cuộc họp hôm nay (2/8) về công tác ứng phó với bão số 2.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, đầu giờ chiều nay (02/8), bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào các tỉnh Ninh Bình-Thanh Hóa. Trên đất liền, ven biển các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có gió giật mạnh cấp 6-7.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ ở các tỉnh vùng núi khu vực Bắc Bộ, đặc biệt tại Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang...
Do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió lên đến mực 5.000m, nên đêm 27/7 đến sáng 29/7, Bắc Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông; riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay, 27/7, ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa dông rải rác; riêng vùng núi và trung du có nơi mưa rất to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang.
Khu vực Bắc Trung bộ vừa phải hứng chịu những đợt nắng nóng, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, vừa phải đối mặt với mùa bão lũ cận kề. Bộ NN&PTNT đang nỗ lực ra kịch bản, tìm giải pháp ứng phó để giảm thiểu những tác hại do thiên tai gây ra.
Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ đêm 26/7, các tỉnh miền núi ở Bắc Bộ bước vào đợt mưa lớn diện rộng mới, trong đó, trọng tâm mưa vẫn nằm ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ 3 giờ đến 5 giờ sáng 25/7, xuất hiện mưa vừa, mưa to ở Hà Giang với lượng mưa đo được tại Thủy điện Nậm Ngần 69mm, Thủy điện Sông Lô 2 là 28mm, Việt Lâm 16mm…
Trận mưa lũ lịch sử từ ngày 19 - 21/7/2020 ở Hà Giang đã làm 5 người chết, 2 người bị thương, gần 3.000 ngôi nhà bị ngập úng, đổ sập, nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng…
Do ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao tiếp tục duy trì ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo mưa dông, mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ở vùng núi phía Bắc và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở Hà Giang.