Chủ nhật, 24/11/2024 11:02 (GMT+7)
Thứ tư, 12/01/2022 07:00 (GMT+7)

Soi những phi vụ Tân Hoàng Minh và doanh nghiệp khác từng ‘bỏ’ kết quả đấu giá ra sao?

Theo dõi KTMT trên

Cơn sốt đấu giá đất Thủ Thiêm tiếp tục là tâm điểm chú ý của giới đầu tư BĐS khi có thông tin, ngày 11/1, Chủ tịch Tân Hoàng Minh xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 3-12 với giá 2,45 tỷ đồng một m2 ở Thủ Thiêm.

Đại diện Tân Hoàng Minh cho biết, Chủ tịch hội đồng thành viên công ty, ông Đỗ Anh Dũng, đã có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm.

Tân Hoàng Minh từng "bỏ" kết quả đấu giá đôi chóe 6 tỷ đồng và dùng dằng đấu giá khu "đất vàng" 3.000 m2 tại Quận 1 trước khi trả giá 2,4 tỷ đồng/m2 đất Thủ Thiêm

Trước đó, vào năm 2016, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh từng đấu giá thành công đôi choé Tứ Linh giá 6 tỷ đồng rồi bất ngờ từ chối mua.

Theo tờ VnExpress thông tin, trong phiên đấu giá ngày 28/5/2016, cặp chóe này được đề xuất giá khởi điểm là 900 triệu (sản phẩm giá đấu cao nhất). Cuộc đấu giá sau khi trải qua 29 lần “nâng lên” không “đặt xuống” giữa hai đại gia Bất động sản của Việt Nam là ông Đỗ Anh Dũng và ông Đỗ Quý Hải. Cuối cùng người thắng cuộc là ông chủ Tân Hoàng Minh với mức giá chốt là 6 tỷ 50 triệu đồng.

Soi những phi vụ Tân Hoàng Minh và doanh nghiệp khác từng ‘bỏ’ kết quả đấu giá ra sao? - Ảnh 1
Cơn sốt đấu giá đất Thủ Thiêm tiếp tục là tâm điểm chú ý của giới đầu tư BĐS.

Tuy nhiên, đến ngày 6/6, ông Vũ Mạnh Hùng - người đại diện trả giá thay ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã phản hồi Lạc Việt về việc từ chối mua tài sản nói trên.

Đại diện Tân Hoàng Minh cho biết, ông Đỗ Anh Dũng chỉ ủy quyền cho ông Hùng đi đấu giá với giới hạn tối đa 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, có thể trong quá trình đấu giá, ông Hùng do "hưng phấn" nên đã trả giá cao hơn so với mức đã được giao.

Kết quả là ông Dũng chỉ bị xử lý theo quy định là không được hoàn trả số tiền đã đặt cọc 50 triệu đồng và tài sản Cặp chóe Tứ Linh sẽ được bán cho người trả giá liền kề.

Cũng theo VnExpress, hồi tháng 6/2015, Tập đoàn Tân Hoàng Minh tham gia đấu giá khu đất vàng diện tích 3.000 m2 tại số 23 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM và trúng với giá đấu cao nhất 1.430 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó, Tập đoàn gửi đơn đề nghị hủy kết quả đấu giá lên chính quyền TP.HCM, với lý do phương án đấu giá có sai phạm về bước giá.

Vụ việc dùng dằng một thời gian thì đến tháng 6/2016, Tân Hoàng Minh lại đổi ý đề nghị được tiếp tục mua lô đất trên.

Tuy nhiên, do quá thời gian quy định, nên ngoài số tiền trúng đấu giá tập đoàn này phải nộp thêm hơn 260 tỷ đồng tiền phạt trễ hạn để được mua lô đất.

Những phi vụ lật kèo đình đảm đã từng xảy ra

* HOSE hủy giao dịch bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết

Thông tin cho biết, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) mới đây thông báo sẽ huỷ giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết từ ngày 10/1.

Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc bán cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC mà không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch, HOSE sẽ hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1.

Theo thông tin, vào tối 10/1, Tập đoàn FLC công bố bản đăng ký giao dịch của Chủ tịch Hội đồng quản trị Trịnh Văn Quyết. Theo đó, ông Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu FLC, dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu từ 30,34% còn 5,7%. Thời gian giao dịch từ 10/1-17/1/2021, tức là nhà đầu tư không hề được báo trước ba ngày làm việc như yêu cầu tại Thông tư số 96/2020.

Lúc 10h sáng 11/1/2022, bản công bố thông tin nói trên đã bị gỡ khỏi website của Tập đoàn FLC.

Theo Khoản 1, Điều 33, Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định: "Trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch tối thiểu 3 ngày làm việc, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch...".

Kết phiên chiều 11/1/2022, cổ phiếu FLC giảm 5,9% còn 19.900 đồng/cp, tổng khối lượng khớp lệnh đạt xấp xỉ 155 triệu đơn vị, trong đó có gần 95 triệu đơn vị khớp ở giá sàn 19.700 đồng/cp.

Khối lượng giao dịch của FLC ngày 11/1 đã vượt xa kỷ lục cũ là 135 triệu đơn vị mới thiết lập ngày 10/1.

Như vậy chỉ trong hai ngày 10-11/1/2022 đã có 290 triệu cổ phiếu FLC được các nhà đầu tư sang tay, tương đương 41% tổng số 710 triệu cổ phiếu FLC đang lưu hành. Tổng giá trị giao dịch trong hai ngày ước tính khoảng 6.200 tỷ đồng.

* Hậu trúng thầu, nhiều nhà thầu chấm dứt hợp đồng

Theo Báo Đấu thầu đưa tin hồi tháng 8/2020 cho biết, báo này tiếp nhận không ít thông tin liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng, nhà thầu bị xử phạt vì từ chối ký kết và thực hiện hợp đồng.

Một trong nhiều nguyên nhân là do dịch Covid-19 đã có tác động lớn tới sản xuất, kinh doanh của nhà thầu. Có nhà thầu đã phải hủy hợp đồng để đảm bảo tài chính cho việc duy trì hoạt động, đối phó với dịch bệnh được dự báo còn kéo dài.

Soi những phi vụ Tân Hoàng Minh và doanh nghiệp khác từng ‘bỏ’ kết quả đấu giá ra sao? - Ảnh 2

Ảnh minh họa: Tường Lâm

Một ví dụ cụ thể, Dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam vào thời điểm cuối tháng 1/2020. Trước và sau đó, nhiều nhà thầu nhập khẩu hàng từ các nước như Trung Quốc, các quốc gia châu Âu, Nhật Bản… Các quốc gia này cũng bùng phát dịch mạnh mẽ.

Tại thời điểm đó, có không ít hợp đồng đã được ký kết giữa các nhà thầu và bên mời thầu trên phạm vi toàn quốc. Dịch Covid-19 bùng phát nhanh chóng, diễn biến khó lường đã tác động rất lớn tới các quốc gia trên thế giới.

Các nhà thầu trong nước cũng phải chịu thiệt hại bởi những hợp đồng không thể thực hiện được vì dịch Covid-19.

Tháng 1 - 12/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã ký kết 2 hợp đồng mua sắm bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống, bộ dụng cụ phẫu thuật cho khối ngoại năm 2019 (lần 2) với một nhà thầu kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các thiết bị y tế. Thời gian để thực hiện các hợp đồng này là trong vòng 3 tháng.

Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch Covid-19 tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới khiến nhà thầu này không thể thực hiện được việc nhập khẩu bộ dụng cụ phẫu thuật… từ Đức về, để cung cấp cho Chủ đầu tư. Do đó, nhà thầu đã bị chấm dứt Hợp đồng vì lý do bất khả kháng.

Công ty TNHH Điện lực Thiên Đức cũng bị Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai - Điện lực Nhơn Trạch chấm dứt hợp đồng thực hiện Gói thầu số 3 Thi công xây lắp thuộc Dự án Cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ thế khu vực xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch năm 2019.

Trình bày về lý do không thực hiện được Hợp đồng, Nhà thầu Thiên Đức cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế của Nhà thầu. Tất cả các dự án đều không triển khai được, không có nguồn thu từ các công trình cũ, công trình đang quyết toán nên Nhà thầu không thể tiếp tục thực hiện gói thầu này.

Một trường hợp khác, Liên danh Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Châu Trung - Công ty TNHH MTV Tư vấn và Xây dựng Đức Tín vừa được Trung tâm phát triển quỹ đất và quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Nam Trà My công bố trúng thầu Gói thầu Thi công xây dựng công trình Kiên cố hóa đường ĐH3.NTM với giá trúng thầu 4,016 tỷ đồng.

Mặt khác, khi Hợp đồng chuẩn bị được ký kết, một số nhân sự chủ chốt của Nhà thầu (được bố trí, kê khai trong hồ sơ dự thầu của Gói thầu) lại nghỉ việc (nhân sự đình công, nghỉ việc vì vấn đề phụ cấp, tiền lương bị ảnh hưởng). Nhà thầu đã và đang tiến hành tuyển dụng nhân sự để thay thế.

Tuy nhiên, Nhà thầu cho biết, khó có thể tuyển dụng kịp thời được các nhân sự có điều kiện bằng hoặc cao hơn các nhân sự đã nêu trong hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT)…

Sau khi cân nhắc về vấn đề tài chính và nhân sự, Liên danh Châu Trung - Đức Tín đã chủ động có văn bản từ chối ký kết và thực hiện hợp đồng gói thầu vừa trúng, để Bên mời thầu kịp thời mời đơn vị xếp hạng tiếp theo tới thương thảo hợp đồng.

Theo thống kê trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, 8 tháng đầu năm 2020, có 15 quyết định chấm dứt hợp đồng/xử lý vi phạm của chủ đầu tư về việc nhà thầu không tuân thủ đúng cam kết của hợp đồng đã ký kết.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc nhà thầu không thể thực hiện được Hợp đồng, nhưng không thể phủ nhận Covid-19 là một trong những nguyên nhân tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà thầu.

Cuối tháng 12/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu rà soát các bất thường trong những phiên đấu giá đất gần đây và giao Ngân hàng Nhà nước giám sát các nhà băng cho các nhà đầu tư vay tiền đấu giá đất.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Soi những phi vụ Tân Hoàng Minh và doanh nghiệp khác từng ‘bỏ’ kết quả đấu giá ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới