Chủ nhật, 24/11/2024 06:27 (GMT+7)
Thứ sáu, 28/10/2022 06:59 (GMT+7)

Sửa Luật Đất đai: Cần minh bạch, bình đẳng trong giao và cho thuê đất

Theo dõi KTMT trên

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều nội dung trong dự thảo luật sẽ có tác động lớn đến thị trường bất động sản.

Sớm hoàn thiện khung pháp lý nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn

Dự thảo Luật bổ sung một số nội dung mới Luật Đất đai sửa đổi được các chuyên gia đánh giá là có nhiều điểm mới; trong đó có bổ sung các nội dung công khai, minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Theo các quy định hiện hành có phần "khắt khe" và chưa thực sự hợp lý khi không cho phép doanh nghiệp đã được phê duyệt dự án đầu tư thuê đất trả tiền hàng năm chuyển nhượng hoặc góp vốn dự án đầu tư.

Sửa Luật Đất đai: Cần minh bạch, bình đẳng trong giao và cho thuê đất - Ảnh 1

Công khai, minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất đang thu hút sự quan tâm của dư luận. (Ảnh minh họa)

Dự thảo Luật bổ sung một số nội dung mới Luật Đất đai sửa đổi được các chuyên gia đánh giá là có nhiều điểm mới; trong đó có bổ sung các nội dung công khai, minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Có nhiều ý kiến hiện nay thống nhất với việc dự thảo Luật bổ sung quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hành năm để thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

Liên quan đến nội dung đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất và cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm, TS.Nguyễn Thị Nga, Trường Đại học Luật Hà Nội nhận xét, cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện để nhận chuyển nhượng và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất gắn gới với dự án đầu tư bất động sản. Các quy định hiện hành có phần "khắt khe" và chưa thực sự hợp lý khi không cho phép doanh nghiệp đã được phê duyệt dự án đầu tư thuê đất trả tiền hàng năm chuyển nhượng hoặc góp vốn dự án đầu tư.

Bà Nga cho hay, quy định này đã hạn chế cơ hội tiếp cận đất đai để thực hiện dự án đầu tư với tư cách là nhà đầu tư thứ cấp. Đây chính là một trong những rào cản pháp lý trong việc tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án đầu tư bất động sản.

Tháo gỡ rào cản tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp

Bà Trịnh Thùy Trang, Giám đốc phát triển dự án CTCP Bất động sản Đông Nam dưới góc độ doanh nghiệp cho rằng, phương thức chuyển nhượng và góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư hiện hành đang là cản trở lớn đối với các doanh nghiệp muốn tiếp cận đất đai để đầu tư bất động sản.

Hiện các điều kiện quy định trong Luật Đất đai năm 2013 không tương thích và thông thoáng như tinh thần mở của Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Đầu tư. Cụ thể, theo Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014, nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư kinh doanh bất động sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có bản đồ tỷ lệ 1/500, thực hiện xong bồi thường, giải phóng mặt bằng, thì được chuyển nhượng dự án đầu tư mà không phân biệt phương thức trả tiền sử dụng đất hàng năm hay trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê, bà Trang dẫn chứng.

Tuy nhiên, với quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì doanh nghiệp thuê đất trả tiền hàng năm để thực hiện dự án đầu tư thì không được thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với dự án đầu tư. Đây chính  là một trong những yếu tố châm ngòi cho việc lách luật khi các doanh nghiệp thuê đất trả tiền hàng năm chuyển nhượng dự án thông qua các dạng như chuyển nhượng quyền thực hiện dự án đầu tư; thành lập công ty mẹ - công ty con, rồi chuyển dự án đầu tư từ công ty mẹ sang công ty con dưới hình thức chuyển nhượng vốn, bà Trang phân tích.

Một nhà đầu tư bất động sản đồng quan điểm đã phản ánh, quyền sử dụng đất hay quyền thuê đất là một loại "tài sản" và tài sản thì có thể mang đi thế chấp. Quyền thuê cũng tương đồng như quyền sử dụng đất, khi nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận và thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ với Nhà nước.

Bởi vậy, nếu áp đặt quan điểm nhà đầu tư lợi dụng chính sách này để thế chấp tài sản chiếm dụng vốn ngân hàng thì cũng chỉ là ý kiến mang tính chủ quan. Ngân hàng cần thẩm định giá trị quyền thuê đất đó trước khi cho vay và ngân hàng cũng có quyền phát mãi quyền thuê đất đó như quyền sử dụng đất của các tài sản khác.

TS. Nguyễn Thị Nga cho rằng, tất cả những hạn chế này cần thiết phải được gỡ bỏ trong thời gian tới nhằm khơi thông nguồn vốn, khơi thông thị trường. Cần ghi nhận và cho phép chủ đầu tư bất động sản có dự án đầu tư hợp pháp không phụ thuộc vào phương thức thực hiện nghĩa vụ tài chính một lần hay hàng năm đều được thực hiện giao dịch chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Nhiều chuyên gia nêu quan điểm, Việt Nam cần theo vòng quay của thế giới trước xu hướng phát triển các sản phẩm, dự án bất động sản có hình thức trả tiền thuế đất hàng năm. Tại nhiều nước phát triển, sản phẩm bất động sản chủ yếu là sản phẩm nộp thuê đất hàng năm.

Những quan điểm đổi mới này tại Việt Nam nếu được hoàn thiện, bổ sung trong Dự án Luật Đất đai sửa đổi sẽ tác động tích cực tới thị trường bất động sản, tạo cơ hội mới cho các sản phẩm bất động sản có hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đồng thời, thuận lợi cho cả cơ quan quản lý, tổ chức tài chính, ngân hàng và người tiêu dùng...

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, tại kỳ họp thứ 4, Chính phủ trình Quốc hội khóa XV xét xét, cho ý kiến đối với dự án Luật Đất đai sửa đổi. Dự kiến, Dự án Luật này sẽ tiếp tục được Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Dự thảo Luật bổ sung một số nội dung mới Luật Đất đai sửa đổi do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng dự thảo, nhằm thể chế các định hướng trong Văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII, các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội; trong đó, bao gồm Nghị quyết số 18-NQ/TW và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn và xu thế phát triển.

đất đai là nguồn lực quan trọng của quốc gia. Luật Đất đai sửa lần này không chỉ giải quyết khó khăn mà mục tiêu là phải tạo ra đột phá mới, động lực mới cho phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ, dự án luật phải tạo ra hệ thống công cụ quản lý đơn giản minh bạch, nhất là cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bổ sung nhiều điểm mới. Một trong những điểm mới được đề cập trong dự thảo Luật là bổ sung các nội dung công khai, minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất. Đa số ý kiến thống nhất với việc dự thảo Luật bổ sung quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản gắn liền với đất và “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm”, nhằm thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW về “Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm”.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật Đất đai: Cần minh bạch, bình đẳng trong giao và cho thuê đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới