Chủ nhật, 24/11/2024 08:54 (GMT+7)
Thứ ba, 28/11/2023 17:19 (GMT+7)

Tái tuần hoàn phế thải rơm trấu để sản xuất phân hỗn hợp Lân-Kali nhằm giảm thiểu ô nhiễm

Theo dõi KTMT trên

Chuyên gia của Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQG Hà Nội đã cố vấn chuyên môn cho nhóm học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến trong Dự án “nghiên cứu tái tuần hoàn phế thải rơm trấu và xương động vật để sản xuất phân hỗn hợp Lân-Kali nhằm giảm thiểu ô nhiễm.

Tái tuần hoàn phế thải rơm trấu để sản xuất phân hỗn hợp Lân-Kali nhằm giảm thiểu ô nhiễm - Ảnh 1

TS Bùi Thị Thanh Hương - Khoa Các Khoa học liên ngành- ĐHQGHN và nhóm học sinh của trường THPT Nguyễn Khuyến trong khuôn khổ Dự án Tam giác hướng nghiệp của Mạng lưới Quản lý Giáo dục Không biên giới.

TS Bùi Thị Thanh Hương - Khoa Các Khoa học liên ngành- ĐHQGHN và nhóm học sinh của trường THPT Nguyễn Khuyến trong khuôn khổ Dự án Tam giác hướng nghiệp của Mạng lưới Quản lý Giáo dục Không biên giới.

Nhóm gồm 2 bạn học sinh gồm Dương Thanh Lâm và Nguyễn Minh Khuê lớp 10A6 (năm học 2022-2023) đã nhận thấy thực trạng có một lượng lớn rơm rạ bị đốt bừa bãi và một lượng lớn xương động vật thải vào môi trường dưới dạng chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường. Từ đó, hai học sinh đã đưa ra mục tiêu là tận dụng các chất thải do đốt rơm rạ và phế thải xương lợn, trâu, bò vì trong tro của rơm chứa nhiều kali, trong xương động vật chứa nhiều canxi và photpho; đề xuất phương án dùng rơm, trấu và phế thải xương động vật làm nguyên liệu sản xuất phân hỗn hợp lân – kali với giá thành rẻ.

Tái tuần hoàn phế thải rơm trấu để sản xuất phân hỗn hợp Lân-Kali nhằm giảm thiểu ô nhiễm - Ảnh 2

Học sinh Dương Thanh Lâm lớp 10A6 báo cáo kết quả dự án.

Tái tuần hoàn phế thải rơm trấu để sản xuất phân hỗn hợp Lân-Kali nhằm giảm thiểu ô nhiễm - Ảnh 3

Nhóm học sinh của trường THPT Nguyễn Khuyến nhận được nhiều trao đổi hỗ trợ của cố vấn chuyên môn của chuyên gia đến từ Khoa Các Khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Khi thực hiện đề tài học sinh biết cách áp dụng các kiến thức được học ở trong nhà trường, kiến thức của bộ môn Hóa học để tổng hợp phân hỗn hợp lân-kali từ rơm trấu và phế thải xương động vật. Qua đó, giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học và nhận thức rõ hơn vai trò trong thực tiễn của các kiến thức khoa học. Ở đó, học sinh được trải nghiệm; khám phá các ứng dụng khoa học, kĩ thuật trong thực tiễn đời sống; từ đó lan tỏa, giúp nhiều học sinh thêm yêu và say mê nghiên cứu khoa học. Mục đích sâu xa hơn là để giúp học sinh đưa kiến thức mình tiếp thu được gần hơn với thực tế, từ đó thêm hứng thú với môn học, tìm ra tiềm năng và sở thích để từ đó định hướng cho bản thân những nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Không chỉ vậy, việc nghiên cứu đề tài giúp tạo ra sản phẩm thực tiễn, có những đóng góp cho nhà trường và cộng đồng, góp phần vào việc nghiên cứu chuyển hoá rác thải hữu cơ thành các sản phẩm hữu dụng, an toàn cho cuộc sống.

Với giải pháp: “Sản xuất phân hỗn hợp lân-kali từ rơm trấu và phế thải xương động vật” đã giúp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh, tạo được niềm tin, hứng thú cho học sinh từ đó góp phầnnâng cao hiệu quả học tập, đáp ứng được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, việc này giúp học sinh quen với việc lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế qui trình sản xuất. Mặt khác, ýnghĩa lớn nhất của phân hỗn hợp điều chế được từ rơm,trấu và phế thải xương trâu bòlà:

+ Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhằm đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

+ Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, nâng cao độ phì của đất, góp phần cải tạo đất.

+ Góp phần làm giảm nguy cơ ô nhiễm môitrường.

Tái tuần hoàn phế thải rơm trấu để sản xuất phân hỗn hợp Lân-Kali nhằm giảm thiểu ô nhiễm - Ảnh 4

Quy trình thực nghiệm nhóm học sinh đề xuất triển khai.

Tái tuần hoàn phế thải rơm trấu để sản xuất phân hỗn hợp Lân-Kali nhằm giảm thiểu ô nhiễm - Ảnh 5

Nhóm dự án tham dự giao lưu học hỏi tại Hội nghị sinh viên nghiên cứu của Khoa Các Khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tái tuần hoàn phế thải rơm trấu để sản xuất phân hỗn hợp Lân-Kali nhằm giảm thiểu ô nhiễm - Ảnh 6

Cây hành cho lá dài hơn, ra nhiều nhánh hơn, phát triển nhanh hơn (mẫu 1) so với cây được bón phân lân từ xương trâu bò (mẫu 2), phân lân Lâm Thao (mẫu 3), phân kali (mẫu 4) và cây không được bón phân lân (mẫu 5).

Tái tuần hoàn phế thải rơm trấu để sản xuất phân hỗn hợp Lân-Kali nhằm giảm thiểu ô nhiễm - Ảnh 7

Cây su hào được bón phân hỗn hợp thử nghiệm cho củ to hơn, củ phát triển nhanh hơn (mẫu 1) so với cây được bón phân lân từ xương trâu bò (mẫu 2), phân lân Lâm Thao (mẫu 3), phân kali (mẫu 4) và cây không được bón phân lân (mẫu 5).

Cây su hào được bón phân hỗn hợp thử nghiệm cho củ to hơn, củ phát triển nhanh hơn(mẫu 1)so với cây được bón phân lân từ xương trâu bò(mẫu 2), phân lân Lâm Thao(mẫu 3), phân kali(mẫu 4)và cây không được bón phân lân(mẫu 5)

Để đạt được kết quả này thì dự án đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn tích cực từ các vị cố vấn chính là các giảng viên của Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là sự tham gia hỗ trợ nhiệt tình từ TS. Bùi Thị Thanh Hương. Kết quả đạt được có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn và còn giúp các em học sinh say mê, tin tưởng nuôi dưỡng tình yêu khám phá khoa học.

Trường THPT Nguyễn Khuyến cảm ơn sự đồng hành và tài trợ của Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội trong khuôn khổ dự án “Tam giác hướng nghiệp hiệu quả 2023" của Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới – EduLightenUp. Đây là một cơ hội hiệu quả cho phát triển các dự án học tập, trải nghiệm của học sinh và bồi dưỡng các ước mơ và lựa chọn nghề nghiệp của các em.

P.V

Bạn đang đọc bài viết Tái tuần hoàn phế thải rơm trấu để sản xuất phân hỗn hợp Lân-Kali nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới