Thứ ba, 15/04/2025 23:25 (GMT+7)
Thứ hai, 14/04/2025 08:18 (GMT+7)

Tên gọi và trung tâm hành chính dự kiến của 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Theo dõi KTMT trên

Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập vừa được công bố kèm theo nghị quyết 60 của Hội nghị lTrung ương 11.

Theo đó, Nghị quyết 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương khóa 13, Trung ương đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).

Dự kiến 28 tỉnh gồm: Lai Châu; Điện Biên; Sơn La; Lạng Sơn; Quảng Ninh; Cao Bằng; Tuyên Quang; Lào Cai; Thái Nguyên; Phú Thọ; Bắc Ninh; Hưng Yên; Ninh Bình; Thanh Hoá; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Trị; Quảng Ngãi; Gia Lai; Khánh Hoà; Lâm Đồng; Đắk Lắk; Đồng Nai; Tây Ninh; Vĩnh Long; Đồng Tháp; An Giang; Cà Mau.

6 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thành phố Hà Nội; Thành phố Hải Phòng; Thành phố Huế; Thành phố Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Cần Thơ.

Trong số 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh có 11 đơn vị không thực hiện sáp nhập, 23 đơn vị mới được sáp nhập, hợp nhất từ 52 tỉnh, thành cũ.

Tên gọi và trung tâm hành chính dự kiến của 34 tỉnh thành sau sáp nhập - Ảnh 1
Dự kiến tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng sẽ hợp nhất, lấy tên Hải Phòng.

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập

1. Thành phố Hà Nội.

2. Thành phố Huế.

3. Tỉnh Lai Châu.

4. Tỉnh Điện Biên.

5. Tỉnh Sơn La.

6. Tỉnh Lạng Sơn.

7. Tỉnh Quảng Ninh.

8. Tỉnh Thanh Hóa.

9. Tỉnh Nghệ An.

10. Tỉnh Hà Tĩnh.

11. Tỉnh Cao Bằng.

Phương án dự kiến sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:

Hợp nhất Tuyên Quang và Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

Hợp nhất Lào Cai và Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.

Hợp nhất Bắc Kạn và Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Hợp nhất Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình, lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Hợp nhất Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Hợp nhất Hưng Yên và Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Hợp nhất Hải Dương và Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.

Hợp nhất Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định, lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

Hợp nhất Quảng Bình và Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.

Hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

Hợp nhất Kon Tum và Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

Hợp nhất Gia Lai và Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.

Hợp nhất Ninh Thuận và Khánh Hòa, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.

Hợp nhất Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

Hợp nhất Đăk Lăk và Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đăk Lăk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đăk Lăk hiện nay.

Hợp nhất Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP HCM, lấy tên là TP HCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP HCM hiện nay.

Hợp nhất Đồng Nai và Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

Hợp nhất Tây Ninh và Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

Hợp nhất Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang, lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

Hợp nhất Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

Hợp nhất Tiền Giang và Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.

Hợp nhất Bạc Liêu và Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.

Hợp nhất An Giang và Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

Sơn Hà

Bạn đang đọc bài viết Tên gọi và trung tâm hành chính dự kiến của 34 tỉnh thành sau sáp nhập. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới