Chỉ còn vài ngày nữa sẽ tới lễ cúng ông Công ông Táo - 23 tháng Chạp. Đây là phong tục tập quán được lưu truyền từ xa xưa và dần trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ gốc rễ sự tích ông Công ông Táo.
Tết ông công, ông táo thường được tổ chức vào 23 tháng chạp hằng năm là một dịp lễ tết truyền thống của nước ta. Hoạt động thả cá chép về trời là một hoạt động không thể thiếu trong dịp lễ quan trọng này.
Hằng năm, vào ngày ông Công, ông Táo (ngày 23 tháng Chạp âm lịch) nhiều sông hồ của Hà Nội bị ô nhiễm nặng bởi hành động xả rác và túi nilon khi nhiều người dân mang cá và tro đổ ra sông, hồ để "tiễn" ông Công, ông Táo về trời.
Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác thuộc phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, thời tiết ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) tức ngày 17/1 tại miền Bắc có mưa rải rác, trời rét.
Trong những ngày cận Tết ông Công - ông Táo, làng nuôi cá chép nổi tiếng ở Thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lại tất bật người mua người bán, không khó để bắt gặp trên đường những hình ảnh thương lái chở những túi bóng căng phồng, bên trong là những “chú” cá chép đỏ, rung rinh rong ruổi khắp phố phường, báo hiệu một mùa Tết Nguyên đán đang cận kề. Thế nhưng, ít ai biết được rằng: Những “chú” cá chép đỏ rực rỡ kia “từ đâu mà đến”.
Đến với làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) là nơi duy nhất còn lưu giữ nghề làm ông Công ông Táo với lịch sử lâu đời. Mỗi dịp Tết đến xuân về, ghé lại thăm nơi đây lại càng thấy tất bật, rộn ràng hơn…