Chủ nhật, 24/11/2024 04:31 (GMT+7)
Thứ sáu, 02/02/2024 08:01 (GMT+7)

Thái Nguyên: Ký kết Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản

Theo dõi KTMT trên

Đây là nội dung nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong việc tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản cũng như tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025.

Sáng 1/2, Cục thuế tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Đây là nội dung nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong việc tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản cũng như tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025.

Thái Nguyên: Ký kết Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản - Ảnh 1
Việc tổ chức ký kết Quy chế sẽ tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa Cục Thuế tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, 2 cơ quan sẽ thực hiện việc trao đổi thông tin về Giấy phép khai thác khoáng sản, danh sách, tình trạng hoạt động, sản lượng khai thác, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh để phối hợp theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật; phối hợp cử thành viên tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế, phí liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản.

Việc tổ chức ký kết Quy chế sẽ tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa Cục Thuế tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, nhằm đảm bảo thi hành có hiệu quả Luật Quản lý thuế, Luật Khoáng sản và các quy định pháp luật khác; đảm bảo thu kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Thông qua đây cũng góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật nói chung, chính sách thuế nói riêng và chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi sai phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho ngành khai khoáng Việt Nam hiệu quả hơn, bền vững hơn, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Theo Nghị quyết số 10-NQ/TW, công tác quản lý quy hoạch, điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản phải có tầm nhìn chiến lược, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cả trước mắt, trung và dài hạn; hài hòa giữa bảo tồn và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia...

Nguyên Mạnh

Bạn đang đọc bài viết Thái Nguyên: Ký kết Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới