Chủ nhật, 24/11/2024 05:54 (GMT+7)
Thứ ba, 28/03/2023 09:04 (GMT+7)

Thanh Hóa: Thả cá tái tạo thủy sản - nét đẹp cần được nhân rộng

Theo dõi KTMT trên

Thả cá xuống sông tưởng như là việc đơn giản nhưng hành động này giờ đã thành một nét văn hóa thể hiện trách nhiệm của cộng đồng với môi trường hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Mới đây, tại khu phố Yên Vực, P. Tào Xuyên, TP.Thanh Hóa, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND TP.Thanh Hóa và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ thả cá nước ngọt ra môi trường tự nhiên sông Mã, con sông lớn và quan trọng nhất chảy qua tỉnh Thanh Hóa.

Với nhiều nhánh và chảy qua các vùng, miền khác nhau trong tỉnh, sông Mã đã góp phần quan trọng trong giao thông đường thuỷ xưa ở đất Thanh. Và ngay cả ngày nay ở vào thời hiện đại, con đường thuỷ trên sông Mã vẫn không kém phần quan trọng. Từ sông Mã và các chi lưu của nó, thuyền bè có thể ngược, xuôi, lên rừng, xuống biển, đi được hầu hết các vùng, miền trong tỉnh và còn ra cả tỉnh ngoài...

Phần lớn các huyện ở Thanh Hoá có sông Mã và các chi lưu của nó chảy qua như: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn, Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc, TP.Thanh Hoá. Hầu hết các vùng đất này do vị trí thuận lợi đã xuất hiện sớm các khu dân cư, các chợ làng nằm sát ven sông Mã (trên bến, dưới thuyền) - xưa kia là những tụ điểm giao lưu kinh tế, văn hoá chủ yếu ở xứ Thanh như thị trấn Hồi Xuân (Quan Hoá), chợ Phong Ý (xã Cẩm Phong, Cẩm Thuỷ), chợ Dương Xá (Đông Sơn), chợ Sét (Yên Định)...

Thanh Hóa: Thả cá tái tạo thủy sản - nét đẹp cần được nhân rộng - Ảnh 1
Những địa danh mà sông Mã đi qua đều là những nơi mang đậm nét văn hóa đặc trưng.

Bên cạnh đó, sông Mã là nơi cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt của người dân và cung cấp nước thô phục vụ cho sản xuất xuất nước sạch. Con sông lớn này cũng là môi trường tự nhiên cho các loài thủy sản sinh sống và phát triển.

Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ngành và nhân dân Thanh Hóa đã lần lượt thả hơn 1 tấn cá giống xuống sông Mã. Các loài cá được thả bao gồm: cá trắm, cá trôi, cá chép, cá mè cùng hàng trăm nghìn cá thể khác. Thực tế, nhiều năm gần đây, tình trạng khai thác quá mức khiến nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hành động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản có vai trò quan trọng cho môi trường, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Thanh Hóa: Thả cá tái tạo thủy sản - nét đẹp cần được nhân rộng - Ảnh 2
Hơn 1 tấn cá giống với hàng trăm nghìn cá thể được thả xuống lưu vực sông Mã lần này.

Việc tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các vùng thủy vực tự nhiên, hồ chứa nước lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023 nhằm nâng cao nhận thức và ý thức cho ngư dân, cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, góp phần tạo sinh kế và tăng thu nhập cho người dân làm nghề khai thác thuỷ sản.

Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Mã còn là hoạt động ý nghĩa hướng đến “Ngày truyền thống ngành thủy sản (1/4)” và “Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ tỉnh Thanh Hóa năm 2023” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động.

Hoàng Đức

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Thả cá tái tạo thủy sản - nét đẹp cần được nhân rộng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ninh Bình: Vượt mục tiêu đón khách du lịch trong năm 2024
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, lượng khách du lịch đến tỉnh này trong tháng 10 đạt 386,5 nghìn lượt, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng đón gần 7,7 triệu lượt khách, vượt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách trong năm 2024.
TP.HCM: Doanh thu từ lữ hành tăng gần 50%
10 tháng của năm 2024, doanh thu ngành du lịch TP.HCM đạt 156.649 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ lữ hành đạt mức cao với 32.255 tỉ đồng, tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới