Chủ nhật, 24/11/2024 05:50 (GMT+7)
Thứ ba, 11/06/2024 20:51 (GMT+7)

Thế giới đang trải qua năm 2024 đầy rẫy thiên tai, chủ yếu do con người đốt nhiên liệu hóa thạch

Theo dõi KTMT trên

Năm 2024 được coi là một năm biến động với nhiều thiên tai khắc nghiệt hơn so với năm 2023. Nguyên nhân phần lớn đều là do việc đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện năng đã gây ra biến đổi khí hậu nặng nề.

Năm 2023 đã được coi là một năm nóng kỷ lục với nhân loại khi nhiệt độ trung bình cao hơn 1,45 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc (United Nations - UN), đến năm 2024, nhiệt độ Trái đất không có dấu hiệu giảm, mà còn có khả năng phá kỷ lục của năm 2023. Có thể nói, năm 2024 này là một năm cực kỳ khắc nghiệt và khó khăn đối với con người. Nguyên nhân chính là do hiệu ứng khí nhà kính mà con người thải ra từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, đặc biệt là sản xuất điện năng từ nhiên liệu hóa thạch.

Nắng nóng gay gắt bao trùm nhiều châu lục

Thế giới đang trải qua năm 2024 đầy rẫy thiên tai, chủ yếu do con người đốt nhiên liệu hóa thạch - Ảnh 1
Người dân cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi trước cái nóng thiêu đốt thời gian vừa qua.

Tính đến hết tháng 5 vừa qua, thế giới đã trải qua 12 tháng liên tiếp đạt kỷ lục nóng nhất trong lịch sử. Trong đó, mỗi tháng đều có nhiệt độ nóng hơn so với cùng kỳ của những năm trước. Sự kết hợp giữa hiệu ứng nhà kính do con người gây ra kết hợp với hiện tượng thời tiết El Nino đã khiến cho nhiều nơi trên thế giới bị bao trùm trong nắng nóng gay gắt và khắc nghiệt.

Tại châu Á, điển hình phải kể tới Ấn Độ và Pakistan. Trong tháng 5 vừa qua, hai quốc gia ở khu vực Nam Á này đã phải chống chọi với nhiệt độ trung bình từ 45 độ C trở lên, có nơi chạm ngưỡng 52 - 53 độ C. Các quốc gia khác như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc cũng có nơi nóng tới 40 độ C.

Mexico, quốc gia ở khu vực Bắc Mỹ cũng phải đối mặt với nền cao ngất ngưởng, đạt mức 50 độ C là cao nhất. Trong khi đó, phía Tây châu Phi và ranh giới Sahel cũng quặn quại trong cái nóng gay gắt của vùng sa mạc. Nhiệt độ cao nhất ghi được ở khu vực này là 48,5 độ C. Các quốc gia bị ảnh hưởng bao gồm Senegal, Guinea, Mali, Burkina, Faso, Niger, Nigeria và Chad.

Lũ lụt xảy ra ở nhiều hơn

Thế giới đang trải qua năm 2024 đầy rẫy thiên tai, chủ yếu do con người đốt nhiên liệu hóa thạch - Ảnh 2
Lũ lụt thậm chí xảy ra ở tại những quốc gia sa mạc như Ả Rập. Đây là câu chuyện xưa nay hiếm thấy.

Trái đất nóng lên chính là nguyên nhân làm cho nước bốc hơi và có độ ẩm nhiều hơn trong bầu khí quyển. Hơi nước càng nhiều sẽ dẫn tới tình trạng mưa nặng hạt, lượng mưa lớn chính là nguyên nhân gây ra lũ lụt. Các nhà khoa học về khí hậu đã dự đoán từ lâu về tình trạng lũ lụt sẽ ngày càng nhiều khi Trái đất ngày càng nóng lên, con người thải ra càng nhiều khí carbon hơn. Năm 2024 lượng khí thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch sản xuất điện năng vẫn chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt nên lũ lụt nhiều trong năm nay là việc không thể tránh khỏi.

Thêm vào đó, năm 2024 này còn bị ảnh hưởng bởi El Nino nên nhiệt độ ở vùng lân cận biển Đông Thái Bình Dương cũng tăng cao. Nhiệt độ tăng sinh ra nhiều hơi nước, trải qua đối lưu sẽ hình thành mưa lớn, gây ra lũ lụt.

Một số quốc gia bị lũ lụt điển hình trong năm nay phải kể tới Ả Rập hay bang California, Mỹ. Tại châu Á, một số quốc gia cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ gồm có: Afghanistan, Indonesia, Việt nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…

Hạn hán khốc liệt 

Thế giới đang trải qua năm 2024 đầy rẫy thiên tai, chủ yếu do con người đốt nhiên liệu hóa thạch - Ảnh 3
Hạn hán đe dọa mùa màng, trồng trọt, ngành nông nghiệp của vùng và quốc gia.

Một lần nữa, El Nino lại là nguồn cơn của thiên tai đại họa trong năm 2024 này. Như đã biết, El Nino là hiện tượng thời tiết tự nhiên làm cho nước ở Đông Thái Bình Dương nóng lên bất thường, kéo theo khu vực này cũng nóng lên. Tuy nhiên, ở chiều đối xứng là khu vực Tây Thái Bình Dương, nhiệt độ lại giảm, tạo nên áp lực ức chế mưa, vì thế sẽ gây ra hạn hán.

Năm nay El Nino đã có dấu hiệu suy giảm vào tháng 5 - tháng 6 nhưng khả năng hiện tượng La Nina sẽ nối tiếp ngay sau đó. Khi diễn ra hiện tượng La Nina, nhiệt độ Trái đất có thể được làm dịu nhờ những cơn lũ vào mùa xuân, tuyết rơi kỷ lục vào mùa đông nhưng cũng có thể đối mặt với hạn hán vào mùa hè.

Trong năm 2024 này, miền Nam châu Phi là khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán. Lượng mưa thấp mức kỷ lục khiến cho các quốc gia như Zimbabwe, Zambia, Malawi, Angola, Mozambique và Botswana luôn trong tình trạng thiếu hụt nước. Tại châu Á, các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của nạn hạn hán.

Theo: Tổng hợp

Gia Tuệ

Bạn đang đọc bài viết Thế giới đang trải qua năm 2024 đầy rẫy thiên tai, chủ yếu do con người đốt nhiên liệu hóa thạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới