Dịp lễ 30/4 – 1/5 vừa qua, theo Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, lượng người dân đến các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống mua sắm tăng so với ngày thường; hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng tốt, giá cả ổn định.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2022 có quy mô cũng như tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm lại đây và tăng 14,2% so với 9 tháng năm 2019.
Central Retail sẽ đầu tư 20.000 tỷ đồng vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới, hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng đa kênh số 1 trong lĩnh vực Thực phẩm và kinh doanh Trung tâm thương mại.
Mặt bằng bán lẻ đang có xu hướng dịch chuyển dần ra khỏi vùng lõi khi quỹ đất ngày một khan hiếm tại các thành phố lớn. “Miền đất hứa”, theo giới chuyên gia, chính là những đại đô thị tại khu vực trung tâm mới vùng ven với nhiều ưu điểm vượt trội.
“EVN trong thời gian tới tập trung bảo đảm vững chắc an ninh cung ứng điện; cung cấp đầy đủ điện năng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững. Nếu giá điện cao thì sản phẩm Việt Nam không cạnh tranh được”.
Trong tháng 11, thương mại trong nước tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt mức tăng cao 13,2%, thị trường trong nước có dấu hiệu hồi phục tốt.
E-economy, hay kinh tế công nghệ, đánh dấu sự thâm nhập sâu rộng của internet, góp phần thúc đầy nền kinh tế của các quốc gia. Tưởng như không liên quan, nhưng những cửa hàng tạp hóa truyền thống cũng đang bước vào một công cuộc số hóa đầy bất ngờ.
Thị trường bán lẻ Trung Quốc từng rơi vào hố đen vì đại dịch SARS năm 2003. Kịch bản tồi tệ này đã có nguy cơ tái diễn khi đại dịch Covid-19 kéo đến. Thế nhưng cả 2 lần khủng hoảng, Alibaba đều tìm ra “cơ trong nguy” với “quả trứng vàng” Taobao trong đại dịch SARS và ứng dụng LST trong đại dịch Covid-19.
Hiệp định EVFTA được thực thi, tốc độ thâm nhập ngày một nhiều của doanh nghiệp nước ngoài đã và đang gây sức ép rất lớn với các nhà bán lẻ trong nước.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang được coi là một trong những ngành hấp dẫn nhà đầu tư ngoại, cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực này sẽ ngày càng gay gắt hơn khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực.
Thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường phân phối của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức và chịu nhiều tác động từ quá trình mở cửa theo cam kết của EVFTA.