Chủ nhật, 24/11/2024 08:14 (GMT+7)
Thứ tư, 30/11/2022 16:55 (GMT+7)

Thị trường bất động sản phục hồi bằng cách nào?

Theo dõi KTMT trên

Một năm 2022 với nhiều khó khăn với thị trường bất động sản đang dần khép lại. Kịch bản cho năm 2023 cũng đã được các chuyên gia vạch ra nhưng không có nhiều điểm sáng.

Cần phải có hỗ trợ về pháp lý trong việc phát triển dự án

Vốn tín dụng khó khăn, lãi suất vay tăng, một số phân khúc bất động sản (BĐS) giảm tăng trưởng khiến không ít nhà đầu tư tỏ ra lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường BĐS sẽ sớm bước vào giai đoạn tái cân bằng.

Theo các chuyên gia, để thị trường có thể phục hồi mạnh mẽ trở lại cần phải có hỗ trợ về pháp lý trong việc phát triển dự án cho các doanh nghiệp.

Thị trường bất động sản phục hồi bằng cách nào? - Ảnh 1
Chuyên gia cho rằng, để thị trường có thể phục hồi mạnh mẽ trở lại cần phải có hỗ trợ về pháp lý trong việc phát triển dự án cho các doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)

Một năm 2022 với nhiều khó khăn với thị trường bất động sản đang dần khép lại. Kịch bản cho năm 2023 cũng đã được các chuyên gia vạch ra nhưng không có nhiều điểm sáng.

Đánh giá của TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu Tư Savills Việt Nam, trên bình diện của một nền kinh tế, việc Nhà nước thắt chặt tín dụng và lãi suất ngân hàng tăng sẽ ảnh hưởng đến tất cả ngành nghề, bao gồm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng,… Thực tế, thị trường bất động sản đã đối mặt với khó khăn về mặt pháp lý trong nhiều năm qua, do đó, vấn đề tài chính chỉ là một yếu tố khiến tình trạng này khó khăn thêm.

TS. Khương nhân mạnh: “Để thị trường có thể phục hồi mạnh mẽ trở lại cần phải có hỗ trợ về pháp lý trong việc phát triển dự án cho các doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, những nút thắt này sớm được tháo gỡ để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư cũng như giải quyết được bài toán về nhà ở cho đại bộ phận người dân, giúp họ có thể tiếp cận với ước mơ sở hữu nhà ở với mức giá hợp lý hơn”.

Nền kinh tế và tài chính của Việt Nam trong thời gian tới cũng bị tác động rất lớn bởi những ảnh hưởng của biến động trên thế giới như lạm phát, giá hối đoái giữa các đồng tiền ngoại tệ, tình hình khan hiếm của xăng dầu và các bất ổn chính trị-xã hội ở nhiều quốc gia, ông Khương cũng nhận xét.

Năm 2023 thị trường bất động sản sẽ chuyển biến khá thận trọng

Thị trường bất động sản cũng phải chịu những tác động kinh tế này. Do đó, chuyên gia dự đoán, năm 2023 thị trường sẽ chuyển biến khá thận trọng. Về tính thanh khoản của thị trường, phân khúc nhà ở vẫn sẽ duy trì mức thanh khoản ổn, tuy nhiên nguồn cung hạn chế và vắng bóng sản phẩm vừa túi tiền với người tiêu dùng sẽ làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Những phân khúc như bất động sản công nghiệp và văn phòng vẫn hoạt động tốt và các doanh nghiệp sẽ tiếp tục có nhu cầu mở rộng.

Ở góc độ tài chính, theo ông những dự án đang dở dang cần phải được giải ngân để tiếp tục quá trình xây dựng, tạo ra nguồn cung mới cho thị trường, không làm khó người mua. Đối với những dự án đã hoàn thành thủ tục pháp lý, đủ điều kiện để đi vay và hoàn thành thì cần cân nhắc trong việc cho vay vốn đầu tư.

Riêng với những dự án chưa đủ điều kiện, các chủ đầu tư cần chờ thêm một thời gian để hoàn tất đầy đủ các thủ tục cần thiết để đảm bảo tính minh bạch của thị trường và quyền lợi của các bên. Ngoài ra các chủ đầu tư cần có thêm bổ sung nguồn vốn từ FDI, các quỹ đầu tư hoặc các đối tác liên doanh để giải quyết bài toán khó khăn về tài chính.

Chuyên gia nói: “Ngày 17/11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản. Tôi hy vọng tổ công tác mới này sẽ đạt được những kỳ vọng của các nhà phát triển bất động sản trong việc tháo gỡ những khó khăn cũng như sự tồn đọng về vấn đề pháp lý của các dự án trong thời gian qua”.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng đánh giá, ba tháng cuối năm thường là thời điểm sôi động của thị trường bất động sản nhưng do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, thị trường ba tháng cuối năm nay khả năng khó được như những năm trước. Đến năm 2023, cũng khó có khả năng ổn định, phát triển nếu dòng vốn không được khơi thông.

Việt Nam hiện chưa có hoặc chưa phát triển các kênh dẫn vốn khác như quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REITS), quỹ nhà ở,... nên hệ thống vay của các doanh nghiệp bất động sản gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp, mà cả hai kênh dẫn vốn này đều đang bị "nghẽn”.

Để người dân giải quyết được nhu cầu cấp thiết về nhà ở, cần khẩn trương xây dựng giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn, có chính sách thúc đẩy hình thành các kênh dẫn vốn như các quỹ đầu tư tín thác, quỹ mua nhà ở cho người lao động,... nhằm khơi thông nguồn vốn cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản, ông Đính cho hay.

Với các chủ đầu tư, nhà phát triển dự án nhà ở, nhà ở bình dân, nhà ở xã hội cho công nhân, người có thu nhập thấp cần được tạo điều kiện hoãn nợ, hỗ trợ vay vốn ưu đãi. Khi đó, các dự án có thể được triển khai liền mạch, giảm sức ép lên thị trường, đưa giá bất động sản nhà ở xuống mức dễ chịu hơn với những hộ gia đình có nhu cầu thực.

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ chỉnh sửa Luật, bám sát thực tế, quá trình sửa Luật cần thường xuyên được cập nhật và công khai để xã hội nắm bắt, củng cố niềm tin cho thị trường, nhà đầu tư.

Theo VARS, để người dân giải quyết được nhu cầu cấp thiết về nhà ở, cần khẩn trương xây dựng giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn, có chính sách thúc đẩy hình thành các kênh dẫn vốn như các quỹ đầu tư tín thác, quỹ mua nhà ở cho người lao động,... nhằm khơi thông nguồn vốn cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Các chủ đầu tư, nhà phát triển dự án nhà ở, nhà ở bình dân, nhà ở xã hội cho công nhân, người có thu nhập thấp cần được tạo điều kiện hoãn nợ, hỗ trợ vay vốn ưu đãi. Khi đó, các dự án có thể được triển khai liền mạch, giảm sức ép lên thị trường, đưa giá bất động sản nhà ở xuống mức dễ chịu hơn với những hộ gia đình có nhu cầu thực.  Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ chỉnh sửa Luật, bám sát thực tế, quá trình sửa Luật cần thường xuyên được cập nhật và công khai để xã hội nắm bắt, củng cố niềm tin cho thị trường, nhà đầu tư.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Thị trường bất động sản phục hồi bằng cách nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới