Chủ nhật, 24/11/2024 05:34 (GMT+7)
Thứ tư, 04/10/2023 10:55 (GMT+7)

Thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn yếu tố bất ổn, doanh nghiệp còn cầm cự được bao lâu?

Theo dõi KTMT trên

Theo Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, doanh nghiệp bất động sản đang đối mặt với áp lực đáo hạn trái phiếu tăng từng ngày và danh sách doanh nghiệp chậm thanh toán ngày càng kéo dài thêm do chưa có khả năng thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu DN.

Tại báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế, Bộ Xây dựng cho biết nguồn cung bất động sản, nhà ở vẫn hạn chế trong quý II khi số lượng dự án hoàn thành chỉ bằng một nửa so với quý I và bằng khoảng 29% so cùng kỳ 2022. Nhiều dự án bị dừng hoặc chậm triển khai do gặp khó khăn về pháp lý, vốn.

Nguồn cung thấp, giao dịch cũng trầm lắng. Dẫn số liệu từ các địa phương, Bộ Xây dựng cho hay số lượng nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ giao dịch thành công chỉ bằng 43% cùng kỳ năm ngoái. Đất nền giao dịch sôi động hơn, với khoảng 67.500 thương vụ thành công, nhưng cũng giảm khoảng 68% so với quý II/2022.

"Thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn, từ nguy cơ bong bóng sang suy thoái, thiếu nguồn cung ở các phân khúc và cơ cấu hàng hoá chưa phù hợp nhu cầu", Bộ Xây dựng thông tin.

Thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn yếu tố bất ổn, doanh nghiệp còn cầm cự được bao lâu? - Ảnh 1
Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn yếu tố bất ổn

Trong buổi làm việc với Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) về các lĩnh vực liên quan đến thị trường bất động sản Việt Nam mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, trong 10 năm trở lại đây kể từ sau giai đoạn khủng hoảng, thị trường đã có sự tăng trưởng rất nóng.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, thị trường đã bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết, tuy chưa tới mức khủng hoảng như giai đoạn 10 năm trước, nhưng những nút thắt từ pháp lý tới dòng vốn đang khiến thị trường tắc nghẽn, từ đó cũng gây cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ông Đính dự báo khả năng cao, thị trường sẽ có đợt điều chỉnh giá lớn vào cuối năm 2024, đầu năm 2025. Tuy nhiên, thị trường bất động sản Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển trong trung và dài hạn và khác với quá trình phát triển như mạnh mẽ ở giai đoạn trước. Thị trường sẽ phát triển theo hướng ổn định, bền vững hơn.

Về sức khỏe doanh nghiệp, theo khảo sát của VARS, có khoảng 23% doanh nghiệp chỉ có thể “cầm cự” được hết năm nay nếu không có các chính sách điều hành vĩ mô, sự tác động mạnh mẽ của các chính sách.

Các nhà phát triển bất động sản sử dụng đòn bẩy tài chính cao đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ gia tăng. Doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực đáo hạn trái phiếu tăng từng ngày và danh sách doanh nghiệp chậm thanh toán ngày càng kéo dài thêm do chưa có khả năng thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp”, ông Đính nhận định.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, Chủ tịch VARS cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản buộc phải tái cấu trúc hoạt động. Đối với các khoản nợ trái phiếu, nợ tín dụng, nhiều doanh nghiệp sẽ buộc phải chấp nhận trả thêm tiền bằng các hình thức khác nhau trong quá trình đàm phán gia hạn trái phiếu với trái chủ để có thêm thời gian để tái cấu trúc nợ. Tuy nhiên, thời gian không nhiều, chỉ 1-2 năm.

Huyền Nhi 

Bạn đang đọc bài viết Thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn yếu tố bất ổn, doanh nghiệp còn cầm cự được bao lâu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới