Thứ ba, 08/04/2025 12:20 (GMT+7)
Thứ năm, 13/02/2020 12:20 (GMT+7)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo chống cả dịch và ‘virus trì trệ’

Theo dõi KTMT trên

Tại phiên họp của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Chúng ta phải chống cả hai loại virus, một là nCoV và một loại nữa là “virus trì trệ”, không chịu làm việc...", đồng thời phải phấn đấu cao hơn nữa để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo chống cả dịch và ‘virus trì trệ’ - Ảnh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo "phải phấn đấu cao hơn nữa" để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2020.

Chiều 12/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (COVID-19) mới đây, cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2020 và các giải pháp chỉ đạo, điều hành để thực hiện các chỉ tiêu phát tiển kinh tế - xã hội năm 2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tình hình dịch bệnh đang nằm trong tầm kiểm soát. Song ngoài việc sử dụng các biện pháp mạnh, cụ thể để chống dịch, một nội dung trọng yếu cần đặc biệt quan tâm là lo phát triển kinh tế, giữ gìn quốc phòng, an ninh, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức quốc tế đều đánh giá kinh tế thế giới năm 2020 tiếp tục xu hướng giảm, có thể giảm nhanh hơn do tác động từ dịch bệnh được dự báo sẽ kéo dài. Kinh tế Trung Quốc và toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại có thể lớn gấp 3 đến 4 lần so với dịch SARS, lên tới 160 tỉ USD. Do Việt Nam có độ mở của nền kinh tế lớn và có đường biên giới dài với Trung Quốc, chắc chắn sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ.

Trong trường hợp khống chế được dịch trong quý 1/2020 thì tăng trưởng của nước ta dự báo là 6,25%, giảm 0,55 điểm % so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ. Nếu khống chế được dịch trong quý 2/2020 thì tăng trưởng ở mức 5,96%, giảm 0,84 điểm % so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và giảm 0,29 điểm % so với kịch bản khống chế được dịch trong quý 1/2020.

Nhắc lại chủ trương hy sinh một phần tăng trưởng kinh tế để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ trọng yếu cần quan tâm lúc này là lo phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng năm 2020.

Thủ tướng nêu rõ, cùng lúc chúng ta phải chống cả 2 loại virus, một là virus Corona và một là “virus trì trệ”, có như vậy mới không làm sụt giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến đời sống, việc làm, thu nhập của người dân. Vì phải chống 2 loại virus cùng lúc nên “phải phấn đấu cao hơn nữa, với giải pháp cụ thể hơn nữa, kịp thời hơn nữa, thính ứng tốt hơn nữa”.

Các bộ ngành phải tìm ra giải pháp để tiếp tục ổn định và phát triển đất nước thông qua sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tái cơ cấu nền kinh tế, giảm chi phí, chính sách để thúc đẩy phát triển, kể cả kích cầu phát triển, giải ngân vốn, giảm phí, lệ phí một số dịch vụ, trong đó có dịch vụ logistic, hỗ trợ cho các nhà đầu tư...

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện các phương án để có mức phấn đấu cụ thể nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,8% cả năm; theo đó, từng quý còn lại phải giữ tăng trưởng ở mức nào, đề xuất các chính sách tiền tệ, đầu tư cụ thể.

Bình Minh

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo chống cả dịch và ‘virus trì trệ’. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng thế giới giảm sâu
Giá vàng thế giới giảm sâu do nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang mua các đồng tiền an toàn như Yên Nhật và Franc Thụy Sỹ.
Nghệ An thu ngân sách quý I đạt 6.311 tỷ đồng
Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An quý I ước đạt 8% (đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 6.311 tỷ đồng.
Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.
Hà Nam thúc đẩy phát triển kinh tế số
Vừa qua tỉnh Hà Nam vươn lên đứng đầu cả nước về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Hà Nam lọt top 10, xếp thứ 10/63 tỉnh thành. Kết quả này đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của Hà Nam trên bản đồ kinh tế số quốc gia.

Tin mới