Chủ nhật, 24/11/2024 05:56 (GMT+7)
Thứ năm, 21/09/2023 14:59 (GMT+7)

Tiềm năng và thách thức phát triển bền vững điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Điện gió ngoài khơi là nguồn năng lượng xanh, đang được nhiều nước quan tâm phát triển. Trong "Diễn đàn đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam" ngày chiều 20/9/2023, điện gió ngoài khơi cũng là vấn đề được bàn luận sôi nổi.

Chiều 20/9, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Môi trường đã tổ chức "Diễn đàn đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam". Diễn đàn có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp phát triển ngành năng lượng. Bên cạnh đó, Diễn đàn còn có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

Tại diễn đàn, các khách mời đã được nghe rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế cùng với một số doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển năng lượng. Sau đây, Tạp chí Kinh tế Môi trường xin khái quát bài tham luận của TS. Dư Văn Toán - Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo - Bộ Tài nguyên và Môi trường về chủ đề tiềm năng và thách thức phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. 

Hiện nay ta đang đều chứng kiến sự biến đổi khí hậu, nắng nóng và băng tan trên toàn thế giới. Theo IEA nếu không có hành động quyết liệt nào nhiệt độ có thể tăng thêm 6°C trong năm 2030, băng sẽ tan hết. Tại COP25 và COP26, nhiều nước đã cam cam kết giảm thiểu khí nhà kính, trong đó Việt Nam cam kết đến năm 2050. Trước thực tế đó, năng lượng tái tạo được quan tâm hơn bao giờ hết. Trong các loại điện, điện gió trên bờ có phát thải khí carbon thấp nhất, tiếp đến là điện gió ngoài khơi, điện than thì gấp hơn 20 lần điện gió trên bờ. Theo các nhà khoa học nhiều nguồn năng lượng tái tạo được phát triển, dự báo đến 2050 điện gió ngoài khơi có thể chiếm 30% trong số các nguồn điện có mặt trên thế giới. Có thể thấy điện gió ngoài khơi đang và ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh phát triển. 

Tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam 

Nguồn năng lượng sơ cấp của chúng ta đang gia tăng, đặc biệt là trong quy hoạch điện VIII thì đến 2030, số nguồn điện sẽ tăng gấp đôi, tổng công suất nguồn điện có thể tăng gấp đôi so với bây giờ, bây giờ chúng ta đang là 80 GW. Nguồn Thủy điện của nước ta là hữu hạn, nguồn điện than thì chúng ta cam kết không phát triển thì chúng ta chỉ còn hy vọng vào chính nguồn điện mặt trời. Trong khi đó nhu cầu của năng lượng trong phát triển điện và giao thông thì ngày một tăng. 

Tiềm năng và thách thức phát triển bền vững điện gió ngoài khơi tại Việt Nam - Ảnh 1
TS. Dư Văn Toán - Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo - Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Ở nước ta năng lượng tái tạo đa số từ thủy điện gần đây là điện mặt trời. Điện gió điện mặt trời tập trung phát triển ở khu vực Nam Bộ. Trong khi đó điện gió nước ta phân bố ở vùng Nam bộ, Nam trung bộ, còn vùng Bắc Bộ và Vịnh Bắc Bộ. Tốc độ gió ở giữa Vịnh Bắc Bộ vào khoảng trên 7m/s. Tuy nhiên vùng Bình Thuận Ninh Thuận gió có thể đạt tới 11m/s. Điện gió trên biển của nước ta đã được phát triển từ những năm 2010 và đến hiện nay đã có hơn 202 dự án đã được đấu nối lưới với tổng công suất khoảng 1000 GW chủ yếu ở 6 tỉnh miền tây ĐBSCL. 

Dự kiến trong quy hoạch điện VIII 2030 sẽ có khoảng 6GW. Các dự án đã đăng ký với bộ công thương trong điện VIII với khoảng 96 dự án tổng 156 gw. Đến 2050 chúng ta có 70GW thì tỷ lệ điện cung cấp từ ngoài điện khơi sẽ là 27% còn nếu chúng ta phát triển 87 GW như quy hoạch điện VIII thì con số này chúng ta đạt tương đương với 39 % của các nhà dự báo trong của các nhà khoa học. Nếu đúng như vậy dự báo Việt nam sẽ đứng thứ ba trong sau châu Á và Trung Quốc và sau Nhật Bản. Thêm nữa khi đạt được 86 KW thì ta còn đứng trên cả Nhật Bản. Ngoài ra nhờ sự phát triển của topping điện, giá điện gió ngoài khơi còn giảm nữa. 

Thách thức phát triển điện gió ngoài khơi 

Thách thức lớn nhất trong phát triển điện gió ngoài khơi là cấp phép khảo sát năng lượng gió ngoài khơi để lập dự án nghiên cứu khả thi. Mặc dù chúng ta có một số khoản trong Luật Tài nguyên biển, Luật Quy hoạch nhưng chưa có cơ chế rõ ràng.  Cụ thể Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam tại Điều 8 quy định: Khởi công xây dựng công trình điện gió: Chủ đầu tư chỉ được phép khởi công xây dựng công trình điện gió khi ….có báo cáo số liệu đo gió trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 12 tháng.”

Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15/01/2019 của Bộ Công Thương quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió; tại Điều 5 quy định: “Dự án điện gió phải có báo cáo kết quả đo gió tại khu vực dự án trước khi lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Việc đo gió được thực hiện trong thời gian tối thiểu là mười hai (12) tháng liên tục tại các vị trí có tính đại diện, số lượng cột đo gió đảm bảo phù hợp với sự biến đổi địa hình khu vực dự án...”. Vấn đề cấp phép khảo sát năng lượng gió ngoài khơi trước đây chưa rõ ràng nay được điều chỉnh và dự kiến ban hành theo mẫu hồ sơ mới chặt chẽ hơn. Ngày xưa xin một hồ sơ biển thôi nhưng giờ phải xin cả hồ sơ khảo sát, đánh giá biển. Hiện tại chúng ta mới có 3 dự án được cấp phép khảo sát đánh giá năng lượng, 40 hồ sơ đang chờ nhưng chưa được cấp phép. 

Ngoài ra chúng ta chưa có quy hoạch không gian biển. Dự kiến 2024, Quốc hội có thể xem xét phê duyệt quy hoạch quốc gia về không gian biển. Ngoài ra trong quy hoạch khai thác trong quy hoạch điện VIII cũng không nói rõ là sẽ làm 86kw điện gió ngoài khơi ở khu vực nào. Việt nam ngay cả luật năng lượng tái tạo chưa có chính vì thế nhiều khó khăn trong pháp lý khiến việc phát triển điện gió ngoài khơi gặp nhiều khó khăn. 

Bên cạnh đó với xuất khẩu điện gió ngoài khơi ta chưa có quy hoạch cho vùng xuất khẩu riêng. Pháp luật cũng chưa quy định rõ là dự án xuất khẩu do ai ban hành, trình tự như thế nào và tiêu chí để xuất khẩu ra sao. Đó chính là những thách thức trong việc phát triển điện gió ngoài khơi của nước ta.  

Kiến nghị phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Để phát triển điện gió ngoài khơi theo đúng tiềm năng, một số giải pháp đã được đưa ra. Đầu tiên là xây dựng khung pháp lý cho năng lượng tái tạo và điện gió ngoài khơi để xử lý các hồ sơ xây dựng điện gió đang chờ cấp phép. Ngoài ra nó cũng là căn cứ để phát triển các hồ sơ xây dựng. Đối với Luật năng lượng tái tạo cần quy định rõ về điện mặt trời, gió ngoài khơi, sóng… Các văn bản quy định về các vấn đề bảo vệ môi trường, Net Zerom, …. 

Đặc biệt là các tiêu chuẩn quốc gia, quy định kỹ thuật và chính sách Quản lý rác thải, thái chế, thu gom từ năng lượng tái tạo như tấm pin mặt trời, tuabin gió, tuabin sóng,... Lộ trình phát triển dài hạn của năng lượng tái tạo, điện gió ngoài hới. Quy hoạch năng lượng, quy hoạch điện đồng thời hình thành quy hoạch không gian biển cho xuất khẩu điện gió ngoài khơi. 

Phạm Huyền

Bạn đang đọc bài viết Tiềm năng và thách thức phát triển bền vững điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới