Tin tức kinh tế 24h mới nhất, nổi bật nhất ngày 13/7
Xuất khẩu sang EU tăng hơn 21% so với cùng kỳ nhờ tận dụng EVFTA; Bộ Công Thương gia hạn rà soát thuế chống bán phá giá với thép từ Trung Quốc... là những tin tức kinh tế 24h mới nhất, nổi bật nhất hôm nay 13/7.
Bộ Công Thương gia hạn rà soát thuế chống bán phá giá với thép từ Trung Quốc
Ngày 12/7, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1377/QĐ-BCT gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H từ Trung Quốc.
Trước đó, ngày 13/10/2021, Bộ Công Thương đã có quyết định về việc rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá cho mặt hàng trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá không quá 9 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 3 tháng. Đối với vụ việc này, ngày hết hạn lần đầu là ngày 13/7/2022, và có thể gia hạn tối đa tới tháng 10/2022.
Căn cứ theo thực tiễn vụ việc, để có thêm thời gian xem xét và đảm bảo việc điều tra được tiến hành một cách toàn diện, khách quan, Bộ Công Thương đã ra quyết định gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc tới ngày 5/9/2022.
Trước đó, hồi tháng 4/2021, mặt hàng tương tự (thép hình chữ H) có xuất xứ từ Malaysia nhập khẩu vào Việt Nam đã bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời, do xác định hành vi nhập khẩu tăng mạnh và bán phá giá thép hình chữ H từ Malaysia đã gây sức ép đáng kể lên ngành sản xuất thép trong nước.
Vụ việc điều tra bắt đầu từ tháng 8/2020 sau khi Cục Phòng vệ Thương mại nhận được và thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước. Sau 8 tháng điều tra sơ bộ và 1 phiên tham vấn công khai, Bộ Công Thương đã quyết định áp thuế chống bán phá giá mặt hàng thép hình chữ H từ Malaysia với mức thuế tạm thời là 10,2℅.
Xuất khẩu sang EU tăng hơn 21% so với cùng kỳ nhờ tận dụng EVFTA
Theo Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU tiếp tục tăng trưởng nhờ lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mang lại.
Cụ thể, 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 26,2 tỷ USD, tăng 14,36%, chiếm 8,55% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 19,54 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12,7% xuất khẩu cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,11 tỷ USD, tăng 15,3%; máy móc thiết bị và phụ tùng khác đạt 2,23 tỷ USD, tăng 15,8%; hàng dệt may đạt 1,66 tỷ USD, tăng 36,4%, trong đó xuất khẩu hàng dệt may sang Đức tăng 44%, Hà Lan tăng 43%; hàng thủy sản đạt 560 triệu USD, tăng 43,9%; cà phê đạt 0,78 tỷ USD, tăng 43,2%; gạo đạt 7,09 triệu USD, tăng 1,1%...
Về nhập khẩu, trong 5 tháng đầu năm, nhập khẩu từ EU đạt 6,66 tỷ USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,4% nhập khẩu cả nước. Trong đó, các mặt hàng nhập khẩu chính từ EU là thức ăn gia súc và nguyên liệu, sản phẩm hóa chất, dược phẩm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị và phụ tùng khác.
Bộ Công Thương đánh giá, các ngành tận dụng khá tốt cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của EU thông qua hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA. Trong 5 tháng đầu năm, các ngành hàng có tỷ lệ sử dụng mẫu C/O EVFTA cao, gồm: gạo 372,88%, thủy sản 76,67%, rau quả 64,21%, chè 53,43%, giày dép 97,58%, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 84,85%...
Các chuyên gia kinh tế dự báo, trên đà tăng trưởng năm 2021, năm 2022, thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục mở rộng ở nhiều quốc gia, đặc biệt với một số thị trường lớn đến từ các quốc gia cùng tham gia FTA, như EVFTA. Các ngành sản xuất như nông sản, dệt may, giày dép, gỗ, linh kiện điện tử…. đã đưa ra kế hoạch tăng trưởng hơn 10% so với năm 2021.
Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa, Tổng cục Thống kê cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại phù hợp với diễn biến tình hình trong và ngoài nước. Đặc biệt, cần có cơ chế, chính sách xuất khẩu không chỉ theo hướng thúc đẩy xuất khẩu mà phải gắn xuất nhập khẩu với kinh tế chung của cả nước, phát triển xuất nhập khẩu bền vững...
Bộ Công Thương: Không hạn chế khách mua của cửa hàng tiện lợi
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về phân loại và quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại.
Dự thảo đưa ra một số tiêu chí mới với cửa hàng tiện lợi như: Chủ yếu phục vụ khách mua hàng trong phạm vi bán kính dưới 500 m; đặt tại khu dân cư, nơi tập trung đông người; diện tích kinh doanh 30-200 m2; bán theo phương thức tự phục vụ, thanh toán tại quầy thu ngân...
Những tiêu chí đó đã gây ra nhiều tranh cãi về sự bất hợp lý. Ngày 13/7, Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - cơ quan xây dựng dự thảo - đã có một số thông tin phản hồi.
Theo đó, cơ quan này cho biết đối với tiêu chí với cửa hàng tiện lợi, trung tâm outlet đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu của một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Vụ này khẳng định quy định "đối tượng phục vụ chủ yếu là khách mua hàng trong phạm vi bán kính dưới 500 m" tại dự thảo không cấm hay hạn chế đối tượng phục vụ hoặc khách mua của cửa hàng tiện lợi.
"Tiêu chí này nhằm thể hiện tính tiện lợi về khoảng cách cho người mua hàng, đồng thời làm cơ sở cho các địa phương tham khảo trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại", cơ quan này nhấn mạnh.
Bộ Công Thương cho biết đang đôn đốc các đơn vị, địa phương, hiệp hội khẩn trương gửi ý kiến để tiếp tục tổng hợp, hoàn thiện dự thảo. Sau khi hoàn thiện, Bộ sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp phân phối, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
Trước đó, góp ý cho dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng quy định phục vụ chủ yếu cho khách mua hàng trong phạm vi bán kính 500 m là điều không khả thi.
"Bởi theo quy định này, nếu cửa hàng tiện lợi nào chủ yếu phục vụ khách mua hàng ngoài phạm vi 500 m thì sẽ vi phạm. Tuy nhiên, chủ cửa hàng không thể biết được khách hàng của mình sinh sống tại đâu. Chưa kể, nếu cửa hàng nào phục vụ khách mua ngoài 500 m có thể vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Do đó, cơ quan soạn thảo nên bỏ quy định này", VCCI đề nghị.
Ngoài ra, theo VCCI, dự thảo còn có nhiều quy định bất hợp lý can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, làm gia tăng chi phí không cần thiết. Các chi phí này sẽ làm tăng giá cả hàng hóa và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, dự thảo yêu cầu tất cả các siêu thị, siêu thị mini, trung tâm thương mại, cửa hàng outlet, trung tâm outlet đều phải có nơi trông giữ xe, chỗ để xe hoặc bãi đỗ xe cho khách hàng. Điều này sẽ làm tăng chi phí kinh doanh và giảm sự linh hoạt của các mô hình kinh doanh.
Việc các cửa hàng có chỗ đỗ xe sẽ giúp tăng thuận tiện cho khách hàng, giúp họ có thêm doanh thu và ngược lại, cửa hàng nào không có sẽ bị mất khách. Tức, thị trường sẽ tự điều tiết việc này mà không cần có sự can thiệp của Nhà nước.
Chính sách thả nổi giá nhiên liệu của Petrobras bị nghi ngờ
Phát biểu tại một phiên điều trần của Ủy ban Thượng viện, ông Guedes chỉ ra rằng giá dầu hiện đang ở mức tương đương so với hồi tháng Hai. Ông tuyên bố: “Nếu giá hôm nay (Brent) là 103 (đô la) và cũng là 103 cách đây 5 tháng, thì bản cập nhật nhanh này có thể không phải là công cụ tốt nhất”.
Kể từ năm 2018, Petrobras đã thiết lập giá nhiên liệu trong nước dựa trên giá quốc tế. Chính sách này đã bảo vệ công ty khỏi phải trợ cấp cho người Brazil tại các trạm bán lẻ, nhưng lại gây tranh cãi về mặt chính trị.
Trong buổi điều trần, ông Guedes thừa nhận rằng chính sách giá hiện tại của công ty "không thể phủ nhận" đã đóng góp vào sự thay đổi tài chính gần đây của công ty.
Ông Guedes cũng nói rằng gói chi tiêu do Chính phủ Brazil đề xuất, sắp được hạ viện thông qua, không nhằm mục đích làm cho việc sử dụng dầu rẻ hơn cho tất cả mọi người, do thế giới đang đối mặt với quá trình chuyển đổi năng lượng xanh hơn.
Ông Guedes cho biết gói kích cầu trị giá khoảng 40 tỷ reais (7,38 tỷ USD) nhằm mục đích tăng thu nhập cho những người nghèo nhất.
Ngoài gói này, Chính phủ Brazil cũng giảm thuế nhiên liệu liên bang và đề xuất một dự luật, đã được Quốc hội thông qua, để giảm thuế tiểu bang.
Các động thái này được coi là một cách để Tổng thống Jair Bolsonaro lấy lại uy tín sau khi bị sụt giảm mạnh trong các cuộc thăm dò dư luận do trong bối cảnh lạm phát ở mức hai con số ở Brazil.
Hà Lan