Chủ nhật, 24/11/2024 08:46 (GMT+7)
Thứ tư, 05/08/2020 07:00 (GMT+7)

Tin vui cho các dự án điện khí tự nhiên hóa lỏng tại Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Bộ Năng lượng Hoa Kỳ sẽ ban hành chính sách mở rộng xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang hiệp định thương mại phi tự do được gia hạn đến năm 2050.

Tin vui cho các dự án điện khí tự nhiên hóa lỏng tại Việt Nam - Ảnh 1
Ước tính, lượng LNG nhập khẩu ước tính gần 3 triệu tấn năm 2025 và gần 10 triệu tấn năm 2030. (Ảnh minh họa)

Trong bài phát biểu tại Midland ngày 29/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Bộ Năng lượng Mỹ sẽ ban hành một chính sách cho phép mở rộng xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang hiệp định thương mại phi tự do (các quốc gia không thuộc Hiệp định thương mại tự do FTA).

Đây là tin vui đối với các dự án đầu tư nhà máy điện sử dụng LNG tại Việt Nam. Chính sách này là một sự thay đổi so với các điều khoản xuất khẩu mà Hoa Kỳ đã thực hiện trong 20 năm qua.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, Dan Brouillette cho biết: “Chính sách mới của Bộ Năng lượng sẽ có nhiều điều khoản mới nhằm hỗ trợ cho việc xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ đến năm 2050. Cơ chế này sẽ mang lại lợi ích cho cả Mỹ và nhiều quốc gia khắp thế giới”.

Theo phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, với dự kiến sẽ xây dựng khoảng 8.500 MW tua bin khí hỗn hợp - LNG và 1.400 MW động cơ đốt trong - Intern Combustion Engine (dùng LNG), nước ta cần khoảng trên 6,5 triệu tấn LNG nhập khẩu, cùng với khoảng 2 triệu tấn LNG bù thay thế dần khí Đông Nam bộ cho các nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa.

Ngoài các trung tâm/cụm điện khí LNG đã được quy hoạch và bổ sung quy hoạch, khi các dự án mới đang được nghiên cứu ở các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu nhập khẩu LNG còn lớn hơn nhiều.

Việc Hoa Kỳ thay đổi chính sách xuất khẩu LNG sẽ góp phần ổn định giá LNG, nhiên liệu cung cấp cho các dự án điện khí đã và sẽ đi vào hoạt động trong 30 năm tới (2020 – 2050).

Ông Trần Sĩ Chương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần LNG Chân Mây, đơn vị đang triển khai đầu tư nhà máy điện khí hóa lỏng tại khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng: “Đây là một chính sách rất có lợi cho người tiêu thụ điện từ các nhà máy điện sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng, đồng thời có lợi cho các nhà máy điện khí LNG trên toàn Việt Nam dự kiến sẽ nhập phần lớn khí hoá lỏng từ Hoa Kỳ, nơi có nguồn khí kinh tế và ổn định nhất”.

Theo ông Trần Sĩ Chương “giá khí thấp thì giá điện cũng sẽ thấp, lợi ích trực tiếp cho mọi nhà”.

Dự án nhà máy điện khí LNG Chân Mây với tổng mức đầu tư ước tính 6 tỉ USD dự kiến đi vào hoạt động đầy đủ từ năm 2027. Dự kiến khi vận hành đủ công suất, nhà máy sẽ nhập khẩu khoảng 1,2 tỉ USD Mỹ khí hóa lỏng mỗi năm để cung cấp sản lượng điện trung bình 24 – 25 tỉ kWh/năm.

Nguyễn Đính

Bạn đang đọc bài viết Tin vui cho các dự án điện khí tự nhiên hóa lỏng tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gã Gàn và tự truyện doanh nhân sinh thái
Phải ngẫm kỹ, hẳn thấy anh là một gã gàn. Thứ gàn có hồn có vía, có lớp lang, bản ngã. Một thứ gàn đĩnh đạc của doanh nhân, triết lý của nhà khoa học, thông tuệ trí pháp của luật sư, lam lũ hồn hậu của nông dân, và đau đáu hàm xúc của mặc khách thi ca.

Tin mới