Chủ nhật, 24/11/2024 05:55 (GMT+7)
Thứ bảy, 01/04/2023 13:30 (GMT+7)

TP. HCM tạo động lực để bứt phá kinh tế

Theo dõi KTMT trên

Trước dự báo quý I/2023, GRDP có tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ vượt 0,7% so với cùng kỳ, TP. HCM đã ngay lập tức đưa ra những phương án trọng tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhiều lĩnh vực tăng trưởng âm

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản trên địa bàn (GRDP) của TP. HCM trong quý I/2023 ước tính khoảng 360.000 tỉ đồng, tăng 0,70% so với cùng kỳ.

Số liệu của Cục Thống kê TP. HCM cho thấy, trong quý I/2023 có tới 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu của TP.HCM có mức tăng trưởng âm. Cụ thể, vận tải kho bãi giảm 0,63%; thông tin và truyền thông giảm 2,70%; kinh doanh bất động sản giảm 16,2%; y tế giảm 4,82%.

Các lĩnh vực có mức tăng trưởng khá tốt như bán buôn, bán lẻ tăng 3,81%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,53%; dịch vụ hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ tăng 6,68%; giáo dục tăng 7,01%. Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống có mức tăng ấn tượng nhất là 24,34% so với cùng kỳ.

TP. HCM tạo động lực để bứt phá kinh tế - Ảnh 1
TP. HCM có mức độ tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong quý I/2023

Từ số liệu thống kê của Cục Thống kê TP. HCM cho thấy, trong quý I/2023, TP. HCM là địa phương nằm trong TOP các địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước, tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trục thuộc trung ương.

Cục Thống kê TP. HCM cho biết thêm, mặc dù trong tháng 3 tình tình hình sản xuất công nghiệp đã khởi sắc hơn so với 2 tháng đầu năm. Tuy nhiên, việc thiếu hụt đơn hàng, công nhân thiếu việc làm, áp lực trả lãi cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngành sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp.

Cũng theo số liệu của Cục Thống kê TP. HCM, trong quý I/2023, chỉ số IIP giảm 0,9% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm diễn da ở 15/30 ngành công nghiệp cấp II, 3 ngành công nghiệp truyền thống và một số sản phẩm công nghiệp khác.

Thống kê cũng cho thấy, tình hình xuất nhập khẩu trong quý I/2023 cũng gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm tới 11,1%. Điều này cũng góp phần khiến tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. HCM giảm 1,5% so với cùng kỳ và chi ngân sách địa phương giảm 8,5%.

Đối với các ngành dịch vụ ghi nhận việc các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện các giải pháp kích cầu,  chương trình khuyến mãi, giảm giá nhưng mức tăng trưởng của hoạt động thương mại, dịch vụ còn chậm. Nguyên nhân được chỉ ra là do lượng khách quốc tế đến TP. HCM không nhiều, hoạt động bất động sản, ăn uống, vui chơi giải trí cũng diễn ra cầm chừng.

Trước viễn cảnh quý I/2023 tăng trưởng thấp, không đúng như kỳ vọng, UBND TP.HCM cũng thừa nhận, việc tăng trưởng thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do thị trường bất động sản và tài chính gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, nợ xấu ở nhiều ngân hàng và áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp có xu hướng tăng. Trong khi đó, sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh.

Nhiều giải pháp kích cầu kinh tế

Trước tình hình tăng trưởng kinh tế quý I/2023 không như kỳ vọng, TP. HCM đã đề gia một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, TP. HCM sẽ chủ động nắm bắt tình hình, nâng cao khả năng dự báo những tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế thành phố nhằm đề xuất giải pháp quản lý, điều hành kịp thời, không để bị động.

Trong tháng 4, TP. HCM sẽ thực hiện việc rà soát, đánh giá và triển khai các giải pháp nâng cao tỷ lệ tăng trưởng 4 ngành công nghiệp trọng điểm và 9 ngành dịch vụ. Đồng thời, hoàn thiện đề án thu hút FDI và thu hút nguồn lực xã hội cho các dự án hạ tầng giao thông, đô thị và dịch vụ.

Bên cạnh đó, TP. HCM cũng rà soát các quy hoạch gắn với định hướng phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và định hướng phát triển công nghiệp thành phố trong bối cảnh mới. Ngoài ra, TP. HCM cũng xây dựng đề án mở rộng Khu Công nghệ cao hiện hữu và nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. HCM theo hướng nghiên cứu hợp nhất các cơ quan có chức năng xúc tiến thương mại.

TP. HCM tạo động lực để bứt phá kinh tế - Ảnh 2
TP. HCM đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ

Nhiệm vụ trọng tâm của TP. HCM trong thời gian tới là hoàn thành đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM, ban hành chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2022-2026 và chương trình kích cầu đầu tư; triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của 47 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thành phố...

Trong thời gian tới, TP. HCM sẽ đánh giá hiệu quả thực thi của Nghị quyết 33, Nghị định 08 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, cũng như các Quyết định số 313, 314 của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất điều hành để có những đánh giá, biện pháp thích ứng phù hợp.

Để tháo gỡ những lực cản ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, TP. HCM sẽ lên phương án giải quyết các khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng, triển khai kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm của 3 ngành cơ khí - tự động hóa, cao su - nhựa và chế biến thực phẩm, kế hoạch phát triển ngành logistics, tổ chức hội nghị tì

Song Anh

Bạn đang đọc bài viết TP. HCM tạo động lực để bứt phá kinh tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới