Rạch Giồng Ông Tố sạt lở nghiêm trọng dẫn tới nhiều căn nhà nứt tường, nghiêng sàn bê tông. Hiện tượng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi mùa mưa bão đang tới.
Khu vực rạch Giồng Ông Tố (xung quanh hai bờ tiếp giáp với cầu Giồng Ông Tố) có 19 hộ dân phường Bình Trưng Tây và An Phú, quận 2, TP.HCM đã và đang chịu ảnh hưởng sạt lở ở cấp độ đặc biệt nguy hiểm.
Người dân sống ở đây cho biết, tình trạng sạt lở xuất hiện từ 10 năm trước. Nước kênh Giồng Ông Tố ngày càng tiến sát khu dân cư.
Lo sợ một ngày nào đó, sạt lở xảy ra khiến cho người dân không kịp trở tay nên ông Đào Trung (59 tuổi, nhà bên rạch Giồng Ông Tố thuộc phường Bình Trưng Tây) phải chuyển ra nhà trọ sinh sống.
Ông Trung cho biết, ngôi nhà xây ông xây được 26 năm với kết cấu kiên cố nhưng bây giờ nhìn từ bên ngoài, căn nhà chúi mặt xuống dòng nước, tường nứt nẻ như muốn rời khỏi cột trụ, vách hoen ố, cửa sổ mục nát chỉ chực rơi. Phần cửa chính hướng ra bờ sông giờ chỉ nhìn thấy bùn đất, sình lầy.
"Xót xa lắm nhưng tôi không biết làm sao, giờ nhà chỉ dùng để dụng cụ xây dựng, phơi quần áo", ông Trung chia sẻ.
Để giữ nhà, khi xây dựng ông Trung thuê 5 thợ đóng hàng chục cột nhồi, đổ bê tông tạo thành "vành đai" dài hơn 10 m, rộng 4 m, tổng diện tích 40 m2 với chi phí hơn 100 triệu đồng.
Chưa đầy 7 năm sau, liên tiếp các đợt sạt lở "liếm" sâu vào trong, cuốn đi những mảng bêtông mà ông gia cố, chỉ còn lại các cột nhồi nằm ngả nghiêng trong sình lầy.
Rạng sáng ngày cuối năm 2017, ông Trung bị đánh thức bởi tiếng "rào, rào" ngoài bờ sông. Bật dậy rọi đèn pin, ông giật thót người khi thấy một lổ hổng dưới sàn nhà, to hơn vòng tay, xung quanh gạch lát nền vỡ tung tóe, tạo thành nhiều hình sắc nhọn chĩa lên trên. Ông bỏ chạy, nghĩ nhà mình sắp sụp xuống sông.
Hôm sau, ông quyết định ra ngoài thuê trọ. "Sài Gòn mà chẳng khác bà con ở miền Tây bị sạt lở. Tôi có nhà mà đi ở trọ, kể chuyện này ai cũng ngạc nhiên, nhưng làm sao có thể sống ở đó trong nơm nớp lo sợ", ông nói.
Còn bà Nguyễn Thị Hường (55 tuổi, phường An Phú) cho biết gần 30 năm sống ở đây, miếng đất rộng 160 m2 của gia đình đã bị sạt lở cuốn mất gần hết, chỉ còn khoảng 20 m2.
Để giữ căn nhà khỏi trôi xuống sông, bà Hường đã mua hàng trăm bao cát đắp dọc 20 m đất sát mép bờ sông.
“Tôi đang chờ được đền bù để tìm chỗ ở mới, chứ ở đây cứ phập phồng lo lắng, lỡ nhà trôi xuống sông thì rất nguy hiểm”, bà Hường kể.
Đi dọc bờ rạch Giồng Ông Tố, hàng chục ngôi nhà khác cũng đang trong tình trạng liêu xiêu chếch ra phía bờ sông, có những căn nhà hoang tàn bị đổ sập một phần công trình lộ ra phần hở hàm ếch sâu, chiều dài hai bờ rạch bị sạt lở kéo dài khoảng 1.000m.
Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM, nhiều căn nhà bên rạch Giồng Ông Tố từng bị sạt lở, nứt tường và nghiêng một phần sàn bê tông. Đây là những vị trí có mức độ sạt lở đặc biệt nguy hiểm.
Đến đầu tháng 9/2021, những căn nhà ở vị trí này bị sạt lở tiếp tục, có hiện tượng sụt lún khoảng 20 - 30cm, nguy cơ ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng.
Bước vào mùa mưa bão năm 2021, những người dân sống cạnh rạch Giồng Ông Tố càng thêm lo lắng trước tình trạng sạt lở đang diễn ra ngày càng trầm trọng.
Trước tình trạng đó, TP.HCM đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
Đồng thời, UBND TP.HCM giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông với chiều dài gần 700m, dự kiến triển khai ngay trong năm 2021.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan yêu cầu, người đứng đầu UBND các địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở để lập kế hoạch ứng phó.
Các ban, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng kè kiên cố chống sạt lở, ưu tiên bố trí vốn thực hiện tại những điểm có nguy cơ sạt lở cao; Chính quyền các địa phương sớm bàn giao mặt bằng phục vụ thi công, không để xảy ra thiệt hại về người, hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại về tài sản…
Tại thành phố đông dân nhất ở Ấn Độ, lớp sương mù trắng xóa khiến ngày biến thành đêm, che khuất tầm nhìn của người đi lại, phương tiện và làm gián đoạn các chuyến bay tại quốc gia này.
Hội nghị toàn quốc công tác nước sạch nông thôn vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức tại Hà Nội.
Nhiều nơi ở Hà Nội có chất lượng không khí xấu, nồng độ bụi mịn PM2.5 gấp 20.3 lần mức cho phép. Air Visual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ ba thế giới trong ngày 14/11.
Trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận trong nhiều ngày qua có chất lượng không khí ở mức xấu, thậm chí nhiều điểm đo vào sáng ở mức kém, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tại phiên họp UBND tỉnh Hải Dương tháng 11 (lần 1), Sở NN&PTNT tỉnh đã báo cáo tờ trình về đề nghị ban hành nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư.
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.
Tại COP 29, các nước giàu cam kết cung cấp 300 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo đến năm 2035 để đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Chiều ngày 23/11/2024, Hội sinh viên Khóa K26 Trường Đại học Luật Hà Nội kết hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 4 mái ấm cho bà con chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
UBND TP Hà Nội vừa thông qua quyết định đầu tư 460 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp hơn 30 km đê tả Bùi và đê hữu Đáy tại huyện Chương Mỹ, nơi thường xuyên ngập lụt
Phó Tổng giám đốc FGF Nguyễn Đức Minh tin tưởng sự xuất hiện của FGF sẽ tạo ra bước ngoặt đột phá, giúp người tiêu dùng Việt có cơ hội sở hữu xe linh hoạt.
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử vào đầu tháng 12/2024. Đây là dự án có quy mô lớn, kỳ vọng sẽ làm hồi sinh các dòng sông chết tại Hà Nội.
Sáng 22/11, Cụm thi đua Liên đoàn Lao động 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng tổ chức tổng kết phong trào thi đua năm 2024; ký kết giao ước thi đua năm 2025.
Rạng sáng ngày 23/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
Dự án cầu vượt sông Thái Bình tại Hải Dương sẽ được thiết kế, thi công theo kiến trúc “Cánh cò” của Công ty tư vấn công trình Châu Á Thái Bình Dương. Đây là phương án đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc xây dựng cầu vượt này.
WB cho rằng, Việt Nam rất cần chuyển đổi sang nền sản xuất sạch hơn để vừa đáp ứng các cam kết về khí hậu, vừa duy trì được năng lực cạnh tranh toàn cầu.
(Chinhphu.vn) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế.
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.