Trong quá trình giám sát 256 bệnh nhân xuất viện tại TP.HCM và 71 bệnh nhân bệnh nhân xuất viện ở các bệnh viện tỉnh, thành phố khác chuyển về, cơ quan chức năng đã phát hiện 30 trường hợp tái dương tính Covid-19.
Chiều tối ngày 17/5/2021, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong.
Tính tới thời điểm cuộc họp diễn ra, tại TP.HCM có 270 trường hợp mắc bệnh được phát hiện. Trong đó, 69 trường hợp nhiễm trong cộng đồng (chiếm tỷ lệ 25,56%), 197 trường hợp nhập cảnh (chiếm tỷ lệ 72,96 %), 4 trường hợp lây trong khu cách ly (1,48%).
Hiện TP.HCM đang giám sát 256 bệnh nhân xuất viện tại thành phố (có 3 bệnh nhân xuất viện – BN2848, BN2915, BN2930) và 71 bệnh nhân xuất viện ở các bệnh viện tỉnh, thành phố khác chuyển về, qua đó phát hiện 30 trường hợp tái dương tính (trong ngày 6/5, ghi nhận 1 trường hợp tái dương tính là BN2458, ca bệnh được công bố tại tỉnh Kiên Giang). Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 chiều tối ngày 17/5.
Từ ngày 8/3/2021, TP.HCM đã tiến hành tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Trong đó, đợt 1 (từ ngày 08/3/2021 đến ngày 19/4/2021) tiêm 9.155 mũi cho nhân viên y tế và nhân viên các khách sạn thực hiện cách ly tập trung.
Đợt 2 (từ ngày 19/4/2021 đến ngày 15/5/2021) tiêm 63.836 mũi (55.236 người tiêm mũi 1; 8.600 người tiêm mũi 2), gồm 59.525 mũi cho nhân viên y tế, 4.311 mũi cho nhân viên tại sân bay, cảng biển và các khách sạn thực hiện cách ly tập trung.
Các trường hợp có phản ứng sau tiêm đều được theo dõi chặt chẽ, hiện có 01 trường hợp sốc phản vệ (tiêm mũi 2 ngày 10/5/2021), còn lại tất cả đều ổn định.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ghi nhận sự nỗ lực của hệ thống chính trị và người dân TP.HCM trong công tác phòng chống dịch bệnh thời gian qua. Tính đến nay là ngày thứ 20 dịch bệnh bùng phát tại nước ta với 1321 ca nhiễm trong cộng đồng được ghi nhận tại 27 tỉnh thành phố. Trong đó, đáng lưu ý nhất là dịch bệnh xảy ra tại các khu công nghiệp với 466 ca nhiễm, chiếm 38,6% tổng số ca nhiễm trong cộng đồng.
So với 3 đợt dịch trước, đợt dịch lần này có mức độ nguy hiểm cao với nhiều ca nhiễm lớn tại các địa phương, chủng vi rút có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, trên phạm vi rộng hơn và kiểm soát khó khăn hơn. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Y tế, số ca nhiễm có thể tiếp tục xuất hiện do có nhiều F1 đang được truy vết, cách ly và lấy mẫu.
Tại TP. HCM, trong 20 ngày qua, trên địa bàn chỉ ghi nhận 01 ca nhiễm cộng đồng liên quan đến ca nhiễm tại tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng là rất cao, có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu cả hệ thống chính trị, người dân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả.
Quang cảnh cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. HCM.
Do đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong lưu ý các cơ quan, đơn vị không được phép lơ là, mất cảnh giác, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, tạo nên một hệ thống phối hợp đồng bộ giữa an ninh và chính trị, tạo hợp đồng tác chiến trong công tác chống dịch.
Ông Phong yêu cầu, các Sở, ngành, quận, huyện và TP.Thủ Đức tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Thành uỷ, UBND TP về công tác phòng chống dịch. Công tác này phải thực hiện từ xa, từ sớm, từ trước khi có dịch với tinh thần thần kết hợp hài hoà, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngự và tấn công, trong đó lấy tấn công là chính. Đồng thời, đặt mục tiêu sức khoẻ của nhân dân là trên hết.
Từng UBND phường/xã/thị trấn công bố đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh liên quan đến việc không tuân thủ phòng chống dịch trên địa bàn quản lý. Đồng thời, khẩn trương kiện toàn các đội kiểm tra, giám sát phòng chống dịch và giải tán các trường hợp tập trung 30 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học và bệnh viện.
Định kì hậu kiểm công tác phòng chống dịch trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách theo Bộ chỉ số an toàn phòng chống dịch của TP. Kiên quyết đình chỉ hoạt động và rút giấy phép đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh.
Tiếp tục kiểm soát dịch bệnh chủ động, đồng bộ trên lĩnh vực đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không. Đặc biệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ dân phố, tổ Covid cộng đồng trong việc phát hiện nhập cảnh trái phép. Vận động người dân khai báo y tế khi vừa trở về từ nơi có ca nhiễm.
Tổ chức kí cam kết giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và tổ công đoàn trong công tác phòng chống dịch tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ bị buộc ngừng hoạt động nếu vi phạm cam kết đã kí với địa phương.
Các đơn vị quản lý hành chính, doanh nghiệp và người dân chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, kể cả tình huống xấu nhất là có 500 ca nhiễm theo phương châm 5 tại chỗ.
Đẩy mạnh chương trình khám bệnh trực tuyến, khám bệnh tại nhà và giao thuốc tại nhà cho người trên 60 tuổi. Nâng mức kiểm soát, sàng lọc dịch bệnh lên mức cao nhất tại các cơ sở y tế. Tiến hành xét nghiệm tầm soát dịch bệnh hằng ngày, hằng tuần đối với các đối tượng nguy cơ cao tại cơ sở y tế.
Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay từ ngày 1/8/2025, theo công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Thành phố Hà Nội dự kiến 12 quận hiện nay được sắp xếp thành 47 phường, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM chính thức khánh thành đi vào hoạt động và gần 12.000 hành khách sẽ được trải nghiệm những dịch vụ, thiết bị hiện đại nhất của nhà ga trong ngày vận hành chính thức.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước với tổng số vốn gần 450.000 tỷ đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên nhiều khía cạnh...
Kỳ họp thứ 22 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nghị quyết về sắp xếp 273 đơn vị hành chính cấp xã thành 102 đơn vị mới.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Từ 20h ngày 18/04 đến 01h đêm ngày 19/04, hàng loạt tuyến đường trung tâm TP. HCM bị hạn chế và cấm lưu thông để phục vụ tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành dịp lễ kỷ niệm 30/04.
Năm nay Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng lần thứ 12 gắn với kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng. Cũng trong dịp này, Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố anh hùng”. Đây là thành phố thứ 2 sau TP.HCM được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý.
Bức tranh nghệ thuật “Cá chép vượt vũ môn”, trên cánh đồng lúa tại Tam Cốc (Ninh Bình) được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn độc đáo, thu hút du khách đến với Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025.
Giá vàng trong nước biến động mạnh tuần qua, có thời điểm vượt 120 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua – bán tăng cao, phản ánh rủi ro đầu tư vàng ngắn hạn.
Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay từ ngày 1/8/2025, theo công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngày 19/4, tại sân khấu Trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Công ty TNHH Vì Tương Lai Việt Nam – Viet Running tổ chức khai mạc Giải chạy Đền Hùng Marathon năm 2025.
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là đột phá trong kỷ nguyên bền vững, với các ngành công nghiệp, năng lượng tái tạo và nông nghiệp sạch là trụ cột chiến lược.
Ngày 19/4, tại lễ trao giải Sao Khuê 2025 được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã vinh dự lần thứ 3 được xướng tên với sản phẩm mới Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt.
Giá vàng hôm nay 19/4 giảm mạnh sau chỉ đạo bình ổn thị trường. Vàng miếng mất tới 6 triệu đồng/lượng so với hôm qua, chênh lệch với thế giới vẫn ở mức cao.
Vượt qua nhiều khó khăn, sau 4 năm thi công xây dựng, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn đã chính thức khánh thành, đi vào hoạt động và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của toàn bộ người dân khu vực phía Tây Bắc thành phố.
Thành phố Hà Nội dự kiến 12 quận hiện nay được sắp xếp thành 47 phường, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.