Thứ hai, 07/04/2025 12:38 (GMT+7)
Thứ năm, 26/08/2021 06:48 (GMT+7)

Trình Chính phủ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước ngày 10/1/2022

Theo dõi KTMT trên

Thời hạn trình Chính phủ của Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo là trước ngày 10/1/2022.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ban hành Quyết định số 1427/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình Luật Đất đai và một số Luật khác được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021 và Chương trình năm 2022.

Trình Chính phủ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước ngày 10/1/2022 - Ảnh 1
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Chính phủ trước ngày 10/1/2022. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) do Bộ TN&MT chủ trì soạn thảo, thời hạn trình Chính phủ trước ngày 10/1/2022; Luật Thanh tra (sửa đổi) do Thanh tra Chính phủ chủ trì soạn thảo, thời hạn trình trước ngày 10/12/2021; Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, thời hạn trình trước ngày 10/1/2022; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo, trình trước 10/2/2022…

Thực hiện Quyết định trên, Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm soạn thảo phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án Luật được điều chỉnh trên, bảo đảm tiến độ, chất lượng, khả thi, coi việc hoàn thành Chương trình là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể như: Khẩn trương thành lập Ban soạn thảo; Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đúng nội dung, hình thức, bảo đảm chất lượng, tiến độ khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ hoặc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gửi đến các cơ quan của Quốc hội; Chủ động phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý dự án luật.

Đặc biệt, định kỳ hàng tháng, cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thông tin điện tử về tình hình, tiến độ soạn thảo và hàng quý gửi báo cáo thông tin về tình hình nghiên cứu, soạn thảo các dự án…

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang khẳng định Luật Đất đai là một Luật có tác động rất lớn đến quyền sử dụng tài sản, đất đai của nhân dân và khó khăn là phức tạp trong quản lý nhà nước khi có nhiều quy định của luật chưa được rõ ràng. Đặc biệt, đây là vấn đề “nóng bỏng” khi có đến gần 70% khiếu nại của nhân dân liên quan đến đất đai.

“Tôi cho rằng nguyên nhân khiếu kiện một phần là do pháp luật. Cử tri đã phản ánh rất nhiều nhưng đến nay dự án luật này vẫn chưa được sửa đổi do tình trạng xin lùi, xin rút. Tôi kiến nghị Quốc hội, Chính phủ khóa tới cần quan tâm có những biện pháp cụ thể, hiệu quả để thực hiện các giải pháp mà được nêu trong báo cáo, để khắc phục được hạn chế này, nhất là đối với Luật Đất đai, tôi hy vọng rằng sẽ không có tên trong danh sách xin lùi thời gian trình sửa luật,” đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé nói.

Xuân Hòa (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Trình Chính phủ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước ngày 10/1/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh lập chuyên đề kiểm kê đất sân golf
Trong đợt kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024, TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai chuyên đề riêng về đất sân golf có nguồn gốc đất sân bay, khu vực sạt lở, bồi đắp và đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường...
Nhiều điểm mới trong quy định kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại các Thông tư quy định về kinh doanh xăng dầu để phù hợp với thực tiễn quản lý và hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.

Tin mới

Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.
Hà Nam thúc đẩy phát triển kinh tế số
Vừa qua tỉnh Hà Nam vươn lên đứng đầu cả nước về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Hà Nam lọt top 10, xếp thứ 10/63 tỉnh thành. Kết quả này đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của Hà Nam trên bản đồ kinh tế số quốc gia.