Chủ nhật, 24/11/2024 07:04 (GMT+7)
Thứ tư, 02/02/2022 21:21 (GMT+7)

Từ tháng 2/2022, loạt quy định xử phạt mới về nhà chung cư có hiệu lực

Theo dõi KTMT trên

Theo Nghị định 16 “Quy định xử phạt hành chính về xây dựng” mà Chính Phủ vừa ban hành, từ tháng 2/2022 hàng loạt hành vi dưới đây liên quan đến sử dụng nhà chung cư sẽ bị xử phạt hành chính với mức độ từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

Đối với chủ đầu tư nhà chung cư

Theo Nghị định 16, Điều 67 “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với chủ đầu tư” quy định:

Phạt 80-100 triệu đồng đồng đối với một trong các hành vi sau: Kinh doanh vũ trường; không mở tài khoản hoặc mở tài khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư không đúng quy định; Không có hoặc chậm có văn bản đề nghị UBND cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư khi đã tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu nhưng không đủ số người tham dự theo quy định;

Không có văn bản thông báo hoặc thông báo không đầy thông tin cho Sở Xây dựng nơi có dự án biết tên tài khoản, số tài khoản đã mở, tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản và kỳ hạn gửi tiền kinh phí bảo trì; Không lập kế hoạch bảo trì hằng năm hoặc lập kế hoạch bảo trì hằng năm không đúng quy định; Không có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư biết để theo dõi sau khi đã bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì cho Ban quản trị chung cư;

Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư không đủ điều kiện, năng lực theo quy định; Bán, cho thuê chỗ để xe ô tô trong nhà chung cư không đúng quy định.

Từ tháng 2/2022, loạt quy định xử phạt mới về nhà chung cư có hiệu lực - Ảnh 1
 Từ tháng 2/2022, loạt quy định xử phạt mới về nhà chung cư có hiệu lực.

Từ tháng 2/2022, nếu chủ đầu tư nhà chung cư lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư không đủ điều kiện, năng lực theo quy định; bán, cho thuê chỗ để xe ô tô trong nhà chung cư không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng.

Phạt 200-260 triệu đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi: Không bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng theo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định; quản lý, sử dụng kinh phí quản lý vận hành không đúng quy định; không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định; không lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì theo quy định.

Đối với ban quản trị nhà chung cư

Điều 69 “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với ban quản trị nhà chung cư ” nêu, phạt 60-80 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Không có văn bản yêu cầu CĐT để bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định; Chậm hoặc không có văn bản đề nghị UBND cấp huyện yêu cầu CĐT phải bàn giao hồ sơ trong trường hợp CĐT không bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định; Không có văn bản đề nghị CĐT chuyển giao kinh phí bảo trì theo quy định;

Không có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế CĐT phải bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định; Nhận bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư khi chưa có biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì theo quy định; Không bàn giao lại hồ sơ, sổ sách, giấy tờ đang quản lý cho Ban quản trị mới theo quy định.

Phạt 100-120 triệu đồng đối với một trong các hành vi gồm: Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định; Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung; Tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư mà không thông qua hội nghị nhà chung cư; Không báo cáo hội nghị nhà chung cư về việc thu, chi theo quy định;

Thực hiện sai quy chế hoạt động hoặc sai quy chế thu chi tài chính đã được hội nghị nhà chung cư thông qua; Không lập tài khoản để nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của cả tòa chung cư theo quy định; Không thông báo công khai trên bảng tin của nhà chung cư về các khoản chi từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định; Không lập kế hoạch bảo trì hàng năm hoặc lập kế hoạch bảo trì hàng năm nhưng không đầy đủ.

Biện pháp khắc phục là: Buộc có văn bản yêu cầu CĐT chung cư bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định; Buộc có văn bản đề nghị UBND cấp huyện yêu cầu CĐT bàn giao hồ sơ nhà chung cư;

Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm buộc có văn bản yêu cầu CĐT chung cư bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định; Buộc có văn bản đề nghị UBND cấp huyện yêu cầu CĐT bàn giao hồ sơ nhà chung cư;... nếu không sẽ bị phạt từ 60-80 triệu đồng.

Buộc có văn bản đề nghị CĐT chuyển giao kinh phí bảo trì; Buộc có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có chung cư thực hiện cưỡng chế CĐT bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung; Buộc quyết toán số liệu kinh phí bảo trì trước khi nhận bàn giao bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư;

Buộc bàn giao lại hồ sơ, sổ sách, giấy tờ đang quản lý cho Ban quản trị mới; Buộc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung đúng quy định; Buộc sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung nhà chung cư đúng công năng, mục đích; Buộc hủy bỏ quy định về giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư và tổ chức hội nghị nhà chung cư để thông qua giá dịch vụ quản lý, vận hành mới.

Đối với người sử dụng nhà chung cư

Điều 70 “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư” nêu:

Phạt 20-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình; Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc; Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc;

Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định; Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo định; Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.

Phạt 60-80 triệu đồng đối với một trong hành sau đây: Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư; Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp.

Nếu cư dân chung cư gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình; Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc sẽ bị phạt 20-40 triệu đồng từ tháng 2/2022.

Đối với các hành vi trên, biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc khôi phục tình trạng ban đầu với hành vi điểm a, điểm b khoản 2 Điều này; Chuyển kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ ra khỏi địa bàn dân cư hoặc buộc không sử dụng dịch sửa chữa xe có động cơ hoặc buộc không doanh dịch vụ giết mổ gia súc ở khu vực nhà chung cư.

Buộc đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định; Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở; Buộc trả lại phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung; Buộc sử dụng đúng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp.

Điều 71 “Vi phạm quy định về lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở” tại Nghị định 16 nêu: Phạt 40-60 triệu đồng đối với hành vi không lập, không lưu trữ hồ sơ nhà ở hoặc lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở không đầy đủ theo quy định đối với trường hợp xây dựng nhà ở để cho thuê. Đối với việc này, biện pháp khắc phục là buộc lập, lưu trữ đầy đủ hồ sơ nhà ở.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Từ tháng 2/2022, loạt quy định xử phạt mới về nhà chung cư có hiệu lực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới