Chủ nhật, 24/11/2024 08:58 (GMT+7)
Thứ tư, 13/09/2023 16:26 (GMT+7)

Vì sao 117.795 thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không nhập học?

Theo dõi KTMT trên

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, năm 2023, có đến 117.795 thí sinh đỗ đại học không xác nhận nhập học. Lý giải về tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng là bình thường, vì nhiều em giờ không coi đại học là con đường duy nhất.

Khi đại học không phải là con đường duy nhất

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố thông tin về kỳ tuyển sinh đại học (ĐH) đợt 1, năm 2023. Theo đó, số thí sinh đỗ ĐH đợt này là 612.000 em, chiếm 93% trong tổng số thi sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống. Đáng chú ý, là khi kết thúc thời hạn xác nhận và làm thủ tục nhập học có đến 117.795 em “biến mất” khiến nhiều trường đau đầu vì tuyển không đủ chỉ tiêu.

Vì sao 117.795 thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không nhập học? - Ảnh 1

Tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học đại học năm nay thấp

Ngay sau khi công bố kết quả xét tuyển ĐH đợt 1, có trên 70 trường đại học công bố xét tuyển bổ sung, trong đó có nhiều ngành "hot".

Cụ thể, các trường Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học CMC, Đại học Hồng Đức, Đại học Quy Nhơn, Đại học Huế, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Thái Bình, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Học viện Ngân hàng (phân hiệu Phú Yên)... công bố xét tuyển bổ sung hàng nghìn chỉ tiêu.

Trước đó, năm 2022 cũng có trên 104.000 thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không làm thủ tục xác nhận nhập học trên hệ thống.

Có thể thấy, hiện nay ngoài việc học đại học, nhiều thí sinh lại chọn con đường khác như đi học nghề, du học, xuất khẩu lao động hoặc kinh doanh online… Theo một số thí sinh thì đây đều là những phương án giúp cho các em sớm đi làm kiếm được tiền, tiết kiệm chi phí cho gia đình hơn so với học đại học.

Còn giới chuyên gia cho rằng, đây là vấn đề hết sức bình thường, nếu thấy năng lực của mình không phù hợp với việc học đại học thì các em xác định tìm con đường khác phù hợp với mình ngay từ đầu là sự lựa chọn tốt nhất. Đây còn là biểu hiệu tích cực, giúp tiết kiệm thời gian công sức của ngành giáo dục và toàn xã hội.

Học phí tăng cao

Đáng chú ý, một trong những nguyên nhân khiến thí sinh từ chối học đại học lại có lý do liên quan đến yếu tố tài chính. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm gần đây, tỷ lệ nhập học thấp chủ yếu rơi vào vùng trung du, miền núi nơi còn nhiều khó khăn.

Vì sao 117.795 thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không nhập học? - Ảnh 2
Mức trần học phí với các cơ sở giáo dục chưa tự chủ chi thường xuyên bậc đại học theo Nghị định 81

Năm 2023 nhiều trường đại học thông báo tăng học phí sau 2 năm không tăng do dịch COVID-19. Cụ thể, bắt đầu từ năm học 2023, các trường đại học đồng loạt điều chỉnh học phí theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ.

Theo đó, học phí đại học công lập sẽ tăng với tất cả các loại hình trường khác nhau. Trường công lập chưa tự chủ dao động từ 12-24,5 triệu đồng/năm học 10 tháng. Các trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên được thu 24-49 triệu đồng/năm, trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thu 30 triệu đến hơn 61 triệu đồng/năm.

Trước thông báo tăng học phí của các trường đại học, đã khiến nhiều bậc phụ huynh căng thẳng, lo lắng, đặc biệt là những gia đình ở vùng nông thôn. Bởi ngoài học phí, mỗi tháng, còn phải chu cấp tiền sinh hoạt phí cho con cái. Chi phí có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/năm học. Trong khi đó, nhiều gia đình ở vùng nông thôn thu nhập không ổn định, bấp bênh, khiến cho việc quyết định cho con cái học ĐH phải cân đo rất nhiều.

Chia sẻ trên Báo Sức khoẻ và Đời sống, TS. Lê Viết Khuyến (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho rằng, phần đông sinh viên đi học hiện nay tự phải lo kinh phí từ nguồn gia đình, thiếu sự hỗ trợ lâu dài từ phía Nhà nước. Vì vậy, cần mở rộng chính sách tín dụng đối sinh viên để người học có nhu cầu có thể tiếp cận vốn vay và trang trải cuộc sống học tập. Đây là điều mà học sinh, sinh viên và nhiều gia đình mong muốn nhất hiện nay.

Theo TS. Lê Viết Khuyến, để có thêm nguồn lực cần phải xem lại tính hiệu quả trong hoạt động của mình, đồng thời đa dạng được nguồn thu để giảm phụ thuộc vào việc tăng học phí. Bên cạnh đó, quan tâm xây dựng quỹ học bổng và cơ chế tài chính để hỗ trợ sinh viên khi học phí tăng.

Sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc không làm đúng ngành đào tạo

Một vấn đề mà bất kì thí sinh nào cũng băn khoăn khi đăng ký xét tuyển đại học, là việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2021, khi đi xin việc làm chỉ có hơn một nửa số sinh viên tốt nghiệp được vào làm đúng với ngành đào tạo.

Số còn lại chỉ liên quan đến ngành đào tạo là 25%, thậm chí không liên quan đến ngành đào tạo là 19%. Còn theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quý 2 năm 2022, xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động đối với nhân lực trình độ đại học là 49,7%, cao đẳng và trung cấp là 30,5%; trong khi đó, nhu cầu của người tìm việc có trình độ đại học là 61,1%, cao đẳng và trung cấp là 33%...

Theo VTV trong 5 năm qua, số lao động kỹ thuật hầu như không tăng trong khi các nhà máy mở ra ngày càng nhiều. Sự mất cân đối giữa tỷ lệ học đại học và học nghề dẫn tới sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều gây lãng phí trong khi sản xuất không phát triển được vì thiếu người làm việc trực tiếp trong các nhà máy.

H. An

Bạn đang đọc bài viết Vì sao 117.795 thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không nhập học?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tin mới