Chủ nhật, 24/11/2024 08:08 (GMT+7)
Thứ ba, 26/11/2019 06:45 (GMT+7)

Vì sao liên tiếp xảy ra động đất ở Cao Bằng?

Theo dõi KTMT trên

Nguyên Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Cao Bằng nằm phía đầu của đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên. Đây là đới đứt gãy hoạt động mạnh với động đất mạnh nhất được dự báo có thể lên tới 6 độ richter.

Thông tin từ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết chỉ trong chưa đầy 3 giờ đồng hồ, từ 8 giờ đến 11 giờ sáng ngày 25/11, tại huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) đã liên tiếp xảy ra hai trận động đất.

Trận động đất đầu tiên xảy ra vào lúc 8 giờ 18 phút, độ lớn 5.4, xảy ra tại vị trí có tọa độ (22.852 độ vĩ Bắc, 106.618 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 14 km.

Trận động đất thứ hai xảy ra vào lúc 10 giờ 56 phút, có cường độ nhẹ hơn với độ lớn 3.8 độ richter, xảy ra tại vị trí có tọa độ (22.810 độ vĩ Bắc, 106.620 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km.

Trao đổi với báo Nhân Dân, Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh, Nguyễn Thành Hải cho biết, sáng 25/11, khi đang làm việc thì ngôi nhà và máy tính rung lắc mạnh do ảnh hưởng của động đất. Ngay sau đó, huyện đã chỉ đạo các xã khẩn trương tổng hợp thông tin thiệt hại.

Thông tin ban đầu, tại xã Đàm Thủy, một ô tô ở Lũng Phjắc bị tảng đá lớn va trúng, làm bẹp xe; một số diện tích đất sản xuất bị vùi lấp bởi sạt lở núi.

Vì sao liên tiếp xảy ra động đất ở Cao Bằng? - Ảnh 1
Dư chấn động đất làm đá lở gây hư hỏng xe ô tô ở Lũng Phjắc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng).

Trao đổi với báo Tiền phong, theo PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Cao Bằng nằm phía đầu của đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên. Đây là đới đứt gãy hoạt động mạnh với động đất mạnh nhất được dự báo có thể lên tới 6 độ richter.

Đới đứt gãy này trải dài từ Cao Bằng qua Lạng Sơn đến Quảng Ninh. Hoạt động mạnh nhất ở phía đầu đứt gãy là khu vực Cao Bằng - Lạng Sơn, khu vực cuối đứt gãy là Lạng Sơn - Quảng Ninh hoạt động yếu hơn.

Trước lo ngại động đất có thể xảy ra ở Hà Nội, PGS Triều cho biết, đới đứt gãy xảy ra 2 trận động đất vừa rồi không phải là đới đứt gãy chạy qua thủ đô Hà Nội.

Hà Nội nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng - sông Chảy - đới đứt gãy đang trong thời kỳ yên tĩnh với nguy cơ động đất không cao. Dù vậy, trong đới này từng xảy ra các trận động đất mạnh 5,1-5,5 độ richter.

Chu kỳ lặp lại động đất mạnh 5,4 độ Richter ở Hà Nội là 1.100 năm và trận động đất mạnh cuối cùng xảy ra cách đây đã hơn 700 năm (1285). Trong tương lai hoạt động động đất có thể tăng lên và động đất mạnh có thể xảy ra. Ngoài ra, Hà Nội còn phải chịu tác động của động đất mạnh xảy ra ở những vùng đứt gãy lân cận như đứt gãy sông Lô, Đông Triều, Sơn La.

Gần đây, Hà Nội liên tiếp chịu rung chấn do động đất. Trước đó, vào 6 giờ 50 phút 42 giây (giờ Hà Nội) ngày 21/11, một trận động đất có độ lớn 6.1 xảy ra tại khu vực tỉnh Sayabouly, Lào. Đây là trận động đất lớn, gây rung chấn ở nhiều nước như Lào, Thái Lan, Việt Nam. Tại Việt Nam rung chấn lan tới Hà Nội và nhiều địa phương khác.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao liên tiếp xảy ra động đất ở Cao Bằng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới