Việt Nam học hỏi được gì từ New York, thành phố xanh bậc nhất thế giới?
Không chỉ là một thành phố lớn đóng góp chính và nền kinh tế nước Mỹ, New York còn là một thành phố có nhiều đóng góp thân thiện với môi trường đáng để các quốc gia như Việt Nam học tập.
Môi trường "xanh" nhất thế giới
Nổi tiếng với vẻ hiện đại, đông đúc, nhiều du khách có thể giật mình khi thấy New York được đánh giá là một trong những thành phố nhiều cây xanh nhất thế giới.
Ít nhất 20% diện tích New York hiện dùng để trồng cây xanh, trải những thảm cỏ tươi mát làm công viên phục vụ người dân và du khách.
New York với bể chứa carbon khổng lồ cao 737 m với hàng nghìn cây xanh và tường thực vật. Cùng với xu hướng sống xanh, nhiều nhà phát triển bất động sản đang tích cực đưa yếu tố “xanh” vào các dự án, công trình của mình nhằm thu hút khách hàng, tăng tính cạnh tranh.
Đồng thời, theo nghiên cứu, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp khoảng 39% tổng lượng khí phát thải carbon của thế giới, lớn hơn rất nhiều so với con số 2,4% của ngành hàng không gây ra.
Vì vậy, các nhà phát triển bất động sản cũng phải có trách nhiệm trong việc giảm lượng khí thải và theo đuổi "tính trung hòa của carbon" (nghĩa là khi một tấn khí CO2 thải ra sẽ được trung hòa bằng cách giảm cùng một lượng khí CO2 tương đương ở nơi khác) thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả hoặc các công nghệ carbon thấp.
Cùng với việc sử dụng các vật liệu bền vững, tất cả sẽ giúp lưu trữ và giảm lượng carbon trong không khí.
Ngoài ra, các đường ống ngầm thu nhận và tản nhiệt sẽ cho phép tòa nhà được kiểm soát nhiệt độ theo cách thân thiện hơn với môi trường.
Hệ thống công viên phủ khắp thành phố
Thành phố có đến 30.000 mẫu công viên, chiếm 14% diện tích thuộc quyền quản lý của thành phố và hoặc giao cho các tổ chức phi vụ lợi quản lý. Như vậy là rất lớn, diện tích công viên gấp 3 lần so với thành phố Chicago với 8.800 mẫu và 5 lần so với thành phố San Franciscos với 5.810 mẫu.
Điều này thật ra không còn ngạc nhiên với nhiều người, so với trước đây khi Thành phố New York chỉ có nhà cao tầng, khu vực Harlem ổ chuột, nhà cháy trụi, ít ai dám tới.
Mới đây, nhiều công viên mới được xây dựng phía tây của Manhattan là do các tổ chức phi vụ lợi gây quỹ xây dựng và bảo trì. Điển hình là việc biến đường xe lửa trước đây được dùng để chuyển hàng thịt và hoa quả vào thành phố, thay vì bị phá đi, đã được dân khu vực nhất là giới nghệ sỹ gây quỹ, biến thành công viên, The Highline, thu hút rất nhiều dân thành phố và du khách.
Phía dọc bờ sông trước đây là bến tàu đã biến thành công viên kéo dài đến tận đỉnh phía bắc của Đảo Manhatan.
Ngay cả khu phía Đông, dọc theo bờ sông Đông từ trụ sở Liên Hợp Quốc xuống phía Nam và vòng về bờ sông Hudson phía Tây cũng đều là công viên, và nơi chơi thể thao cho mọi người.
Chung quanh đảo gần như có thể đi xe đạp hoặc chạy bộ mà không phải dừng chờ qua đường trừ phía Đông từ trụ sở Liên Hợp Quốc đi lên mạn Bắc, phần lớn phải qua đường phố nhưng trên lối đi dành riêng cho xe đạp.
Chính sách xanh hóa thành phố
Bây giờ nơi đây không những chỉ tìm thấy bồ câu và sóc, mà có thể tìm lại 220 giống chim. Bờ sông và hồ trong công viên đã thường xuyên thấy cò và chim ưng biển. Trong công viên, dâu xanh (blueberry) hoang dã xuất hiện đã thu hút bướm dâu xanh. Rồi chồn (mink), linh miêu (bobcat), diều hâu đuôi đỏ cũng tìm đường về.
Thú vật hoang dã trở lại vì chính sách cấm dùng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và chương trình gần 10 năm kể từ từ 2009 nhằm rửa sạch chất hóa học PCB do công ty General Electrisc thải ra sông Hudson.
Cũng chính nhờ việc xanh hóa thành phố, xóa bỏ tàn tích của thời công nghiệp và chuyển hoàn toàn sang dịch vụ, các bến cảng trong thành phố đã chuyển thành công viên.
Khu Soho nổi tiếng trở nên đắt đỏ, các nghệ sỹ với studio và vài chục phòng tranh và đã chuyển tới Chelsea, rồi mới đây lại hơn 40 phòng tranh chuyển tới Tribeca.
Ở đây, trẻ nhỏ thì rất lý thú, vì chỉ cần đi ngang dọc khoảng 10 phút là có thể tìm thấy vườn chơi cho trẻ em. Những công viên như thế này ở Brooklyn có thể tìm thấy khắp nơi.
Nguyễn Linh (T/h)