Chủ nhật, 24/11/2024 04:41 (GMT+7)
Thứ ba, 18/01/2022 13:00 (GMT+7)

Vĩnh Phúc: Gần 95 tỉ đồng thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo dõi KTMT trên

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Vĩnh Phúc dành gần 95 tỉ đồng thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2025, CNHT trở thành một mắt xích cung cấp các sản phẩm có hàm lượng giá trị cao. Để thực hiện mục tiêu trên, giai đoạn 2021-2025, tỉnh dành gần 95 tỉ đồng thực hiện Chương trình phát triển CNHT.

Vĩnh Phúc: Gần 95 tỉ đồng thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ - Ảnh 1
Dây chuyền hàn khung xe ôtô tại Công ty ôtô Toyota Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại Vĩnh Phúc. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Trong đó, dành nguồn kinh phí dự kiến gần 22,5 tỉ đồng để kết nối hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài.

Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất với kinh phí dự kiến gần 8 tỉ đồng.

Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu…

Phấn đấu đến năm 2025 có trên 50 doanh nghiệp có đủ điều kiện phát triển trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho các hãng sản xuất sản phẩm ô tô, xe máy, tập đoàn kinh tế lớn hoặc xuất khẩu; 10 doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn kinh tế lớn, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia được vào thị trường xuất khẩu; liên kết, xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn, cải tiến doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong một khảo sát mới đây của Bộ Công Thương, có một điểm đáng chú ý là mặc dù các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đều thừa nhận còn yếu về năng lực nghiên cứu, quản lý, mở rộng thị trường nhưng khi được hỏi cần giải pháp hỗ trợ gì phần lớn lại mong muốn các hỗ trợ về thuế, thủ tục hành chính hay về vốn, không phải các giải pháp khắc phục những điểm yếu đã được doanh nghiệp xác định trước đó. Vì vậy, công tác thiết kế và triển khai các chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp đang gặp phải những thách thức không nhỏ bởi vẫn còn sự khác biệt về nhận thức của một bộ phận doanh nghiệp trong ngành.

Xuân Hòa

Bạn đang đọc bài viết Vĩnh Phúc: Gần 95 tỉ đồng thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới