Do ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino, nhiều địa phương đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn. Ðáng lo ngại, hiện tổng lưu lượng dòng chảy trên các sông; tổng dung tích các hồ chứa lớn trên cả nước đều giảm so với hằng năm, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống người dân.
Trong đợt khô hạn và xâm nhập mặn này, một số thời điểm được nhận định còn khốc liệt hơn cả đợt khô-mặn lịch sử từng diễn ra vào năm 2015-2016. Đến nay, đã có hơn 80.000 hộ dân ở Nam Bộ thiếu nước.
Theo dự báo, tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3/2020, đặc biệt là thời kỳ từ 11-15/3. Xâm nhập mặn ở mức tương đương và cao hơn đợt mặn cao điểm giữa tháng 02/2020 gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.
Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn, lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 25-75%, một số sông thiếu hụt trên 90%.
Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, từ tháng 2 đến tháng 7/2020, khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục thiếu hụt nguồn nước so với trung bình nhiều năm. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay cần phải có giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước mặt để chủ động ứng phó với hạn hán và đảm bảo nguồn nước trong tương lai.
Các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế hạn mặn xâm nhập và giảm thiểu thiệt hại do hạn mặn.
Trước tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp, tỉnh Bến Tre đã đưa ra nhiều giải pháp phòng chống; trong đó, tăng cường đắp đập tạm, tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.
Để hỗ trợ các địa phương tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020 và các năm tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 483/BNN-TCTL gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét chỉ đạo một số nội dung liên quan.
Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang quyết định tạm ứng 7,68 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước năm 2020 cho các xã thi công khẩn cấp các công trình phòng, chống xâm nhập mặn.
Việc thực hiện liên kết vùng được coi là một trong những giải pháp quan trọng trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Do nắng nóng kéo, dài nguồn nước trên các kênh, rạch dần cạn kiệt khiến cho tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra ở hầu khắp các địa phương vùng ĐBSCL.
Toàn tỉnh Quảng Nam đã gieo trồng xong gần 42.000ha lúa, 3.000ha ngô, 7.300ha lạc, 1.100ha khoai lang, 4.200ha sắn… Tất cả đều đang trong quá trình phát triển tốt.
Từ đầu tháng 2 đến nay, mực nước trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long dự báo sẽ ở mức độ sâu hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.
Mấy ngày qua, nước mặn đã bao phủ gần như toàn bộ tỉnh Bến Tre. Hiện nay, các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh đang tập trung các giải pháp ngăn mặn, trữ ngọt nhằm phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại hội nghị Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2019-2020 và để chủ động ứng phó với tình hình, UBND tỉnh An Giang đã có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành triển khai ngay một số biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.
Các chuyên gia KTTV nhận định, năm 2020, nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Nửa đầu năm, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt trên cả nước; từ tháng 6 trở đi, mưa có xu hướng xấp xỉ đến cao hơn TBNN.
Theo Đài Khí tượng - Thủy văn Nam Bộ, độ mặn trên các sông Nam Bộ tiếp tục tăng lên. Mực nước đỉnh triều tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai tiếp tục lên trong những ngày tới. Cấp độ rủi ro thiên tai do triều cường: Cấp 2.
Theo dự báo của Cục Khí tượng Thái Lan, hạn hán ở nước này sẽ lên đến đỉnh điểm trong tháng Một và Hai và sẽ tiếp tục kéo dài cho tới tháng Năm trước khi có mưa vào tháng Sáu.