Chủ nhật, 24/11/2024 03:30 (GMT+7)
Thứ hai, 15/01/2024 10:36 (GMT+7)

Xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Mục tiêu đến năm 2030 Nghệ An sẽ trở thành tỉnh khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam và Xứ Nghệ.

Sáng 13/01, tỉnh NghệAn  tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạchphát triểntỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu quy hoạch đến năm 2030,Nghệ An sẽ trở thành tỉnh khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanhvà bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là trung tâmcủa khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa họcvà công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có hệthống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thích ứng với biến đổi khíhậu; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao; các giá trịvănhóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, bảo tồnthiên nhiên và đa dạng sinh học; quốc phòng, an ninh được bảođảm vững chắc.

Cụ thể, về kinh tế:Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quânthời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 10,5 - 11,0%/năm. Trong cơ cấu GRDP tỷ trọngcông nghiệp - xây dựng chiếm 42,0 - 42,5%; dịch vụ chiếm 39,0 - 39,5%; nông,lâm, thuỷ sản chiếm 13,5 - 14,0% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,5-5,0%. Theo đó, GRDP bình quân đầu người năm 2030 khoảng 7.500 - 8.000 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 24% GRDP;Năng suất lao động tăng bình quân10 - 11%/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân khoảng 12%/năm; huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2021 - 2030 khoảng1.650 nghìn tỷ đồng).

Xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam - Ảnh 1
Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Nghệ An được tổ chức vào sáng ngày 13/1/2024.

Về xã hội:Phấn đấu tỷ lệ làng, bản khối phố văn hóa đạt 78%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 2021 - 2030 ở mức 0,98%/năm; tuổi thọ trung bình của người dân đạt 75 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ37,8%; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm trên 45 nghìn lao động; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 80%; số bác sĩ trên 10.000 dân đạt trên 15 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000dân đạt trên 50 giường; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 0,5 - 1,5%/năm, vùng miền núigiảm bình quân 1,5 - 2,0%/năm; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 12%. Tỷ lệ ngườitham gia bảo hiểm y tế đạt tối thiểu 95% dân số; tỷ lệ người tham gia bảo hiểmxã hội đạt khoảng 39%; phấn đấu có 70% đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xâydựng, đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt90%; trong đó,có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15% số xã đạtchuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Về đô thị và kết cấu hạ tầng:Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40 - 45%; diện tích nhà ở đô thịbình quân đạt 32 - 35 m/người; hạ tầng các khu đô thị được đầu tư đồng bộ,hiện đại.Hạ tầng giao thông vận tải thông suốt, an toàn; hạ tầng thủy lợi, đê điều,hồ đập bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chủ động tiêu, thoátnước; đảm bảo nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt; hệ thống thông tin liên lạc,internet và thiết bị đầu cuối hiện đại; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.

Về môi trường:Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 58%; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tậptrung đạt 100%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn đạt 60%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị đạt 99%,tại khu vực nông thôn đạt trên 80%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thuxử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 95%; tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn quyđịnh là 100% đối với các đô thị loại I; 70% đối với các đô thị từ loại IV trởlênvà 50% với các đô thị loạiV; phấnđấu 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tậptrung đạt quy chuẩn môi trường và tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xửđạt 99%.

Về quốc phòng, an ninh: Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; lựclượng vũ trang vững mạnh toàn diện, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tầm nhìn đến năm 2050:NghệAnlà tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại của cả nước vàmang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là động lực phát triển quantrọng của khu vực Bắc Trung bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dânđạt mức cao; các giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống, hệ sinh thái tựnhiênđược bảo tồn và phát huy; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.

Về quan điểm phát trin trong QuyhoạchQuy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050phải bảo đảm phù hợp và thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liêntục,kế thừa, ổn định và phát triển; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thểquốc gia, ngành quốc gia, vùng; khai thác, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hộinổi trội, lợi thế cạnh tranh, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội và lợi thếphát triển tỉnh Nghệ An xứng tầm với vị trí chiến lược, vai trò quan trọng đốivới vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và cả nước.

Phát triển kinh tế nhanh, bền vững dựa trên nền tảng ứng dụng khoahọc công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số với 3 trụ cột (kinh tế số, xã hộisố, chính quyền số), cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinhdoanh. Huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực với các hình thứcđầu tư phù hợp để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiệnđại đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn vớiđổi mới mô hình tăng trưởng, phát triểnkinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinhtế số.

Tổ chức không gian phát triển bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, thúc đẩyquan hệ liên vùng, liên huyện và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực. Phát triển toàndiện nhưng có trọng tâm, trọng điểm; trong đó, tập trung vào một số địa bàn cóđiều kiện thuận lợi ở khu vực đồng bằng và ven biển để hình thành các động lựctăng trưởng mới, tác động lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả tỉnh phát triển; phải có cơchế, chính sách phù hợp phát triển kinh tế - xã hội các địa bàn khó khăn khu vựcmiền Tây để thu hẹp dần khoảng cách phát triển.

Lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của sựpháttriển; phát triển hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế với văn hoá, thực hiện tiếnbộ và công bằng xã hội, trong đó văn hoá là nền tảng tinh thần, là nguồn lực nộisinh; giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, nhất là môi trường và hệsinhthái rừng, biển, đảo; phòng, chống thiên tại và thích ứng có hiệu quả với biến đổikhí hậu; giữa phát triển kinh tế với củng cố, nâng cao tiềm lực, bảo đảm vững chắcquốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, antoàn xã hội.

Khơi dậy và phát huy cao độ ý chí, bản lĩnh kiên cường, tinh thần cáchmạng, truyền thống văn hóa, nhất là văn hóa xứ Nghệ và khát vọng vươn lêncủa nhân dân NghệAn; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; tăng cườngkhối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, sức mạnh của cả hệ thống chính trịtoàn xã hội cho phát triển. Nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của các cấpchính quyền, tăng cường công tác đối ngoại, hợp tác liên kết vùng, chủ độnghội nhập quốc tế, tạo ra sự hội tụ, lan tỏavà phát triển.

Quang Trường

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới