Theo PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam, công nghệ đốt rác phát điện chỉ tận dụng nhiệt sinh ra khi đốt rác để phát điện chứ không coi phát điện là mục đích cuối cùng mà bỏ qua vấn đề chính là xử lý tồn đọng rác.
Được tung hô như một giải pháp hoàn hảo để xử lý vấn nạn rác nhưng công nghệ đốt rác phát điện lại phát thải ra Dioxin hay công nghệ khí hóa chất thải rắn dù được giới khoa học đánh giá cao song vẫn đang loay hoay tìm cách bước vào thị trường.
Khối lượng rác thải sinh hoạt không ngừng tăng lên đăt ra yêu cầu phải tìm được công nghệ xử lý chất thải phù hợp với đặc điểm rác không phân loại tại nguồn của Việt Nam. Hàng loạt công nghệ được triển khai nhưng vẫn chưa có giải pháp nào tối ưu hơn cả.
Trong giai đoạn thực hiện dự án, chủ dự án cần có thời gian để đưa các cam kết bảo vệ môi trường, giải pháp giảm thiểu tác động xấu, biện pháp xử lý chất thải trong kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nhà máy có tổng vốn đầu tư 1.050 tỉ đồng, có thể xử lý 400 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày và phát điện khoảng 150.000 Kwh (tương đương 60 triệu Kwh/năm).
Thống kê của Bộ Xây dựng, hiện có 660 bãi chôn lấp ở Việt Nam tiếp nhận khoảng 20.200 tấn rác thải mỗi ngày. Trong số 660 địa điểm xử lý chất thải này trên cả nước, chỉ có 30% được xếp loại là bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lớp che phủ hàng ngày trên rác thải.
Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng cần phối hợp với các Bộ, ban ngành kịp thời chỉnh sửa, bổ sung, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, quy định về thu phí, giá xử lý cho công nghệ điện rác.
Hiện nay, đã có nhiều phương pháp, công nghệ xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) nói riêng được triển khai. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, áp dụng các công nghệ đó tại các địa phương vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc dẫn đến việc xử lý CTRSH vẫn là một vấn đề nan giải.
Ngày 26/10, Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ Công an vừa đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cung cấp thông tin, tài liệu về công tác xử lý chất thải trên địa bàn. Trước đó, vào năm 2017, qua thanh tra toàn diện việc xử lý chất thải rắn trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2016, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã phát hiện nhiều sai phạm.