Chủ nhật, 24/11/2024 04:20 (GMT+7)
Thứ năm, 10/08/2023 09:33 (GMT+7)

Ba dự án khai thác tuyển quặng bô xít tại miền Bắc sẽ được đầu tư mới đến 2030

Theo dõi KTMT trên

Ba dự án khai thác quặng bô xít sẽ được đầu tư mới tại miền Bắc, gồm Lạng Sơn (1 mỏ) và Cao Bằng (2 mỏ), với tổng công suất 1,55-2,25 triệu tấn quặng nguyên khai một năm.

Ngày 9/8, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị công bố các quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng và khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 (Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia); Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 (Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản); Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 (Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050).

Ba dự án khai thác tuyển quặng bô xít tại miền Bắc sẽ được đầu tư mới đến 2030 - Ảnh 1
Hội nghị dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Tham dự Hội nghị có đại diện ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương; đại diện các Tập đoàn, Tổng công ty năng lượng, khoáng sản và các hiệp hội ngành nghề cùng các cơ quan thông tấn, báo chí. Hội nghị dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản đến 2030 tầm nhìn 2050, hoạt động thăm dò, khai thác bô xít phải gắn với chế biến sâu (tức tối thiểu sản xuất đến sản phẩm alumin). Từ nay tới 2030, các dự án khai thác bô xít sẽ duy trì công suất thiết kế mỏ hiện có. Hai mỏ tại Tây Tân Rai và Nhân Cơ (tỉnh Lâm Đồng) sẽ được nâng công suất, và xem xét đầu tư mới các mỏ tại Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và Gia Lai, với tổng công suất khai thác khoảng 68-112,2 triệu tấn quặng nguyên khai một năm.

Trong giai đoạn này, ba dự án khai thác quặng bô xít sẽ được đầu tư mới tại miền Bắc, gồm Lạng Sơn (1 mỏ) và Cao Bằng (2 mỏ), với tổng công suất 1,55-2,25 triệu tấn quặng nguyên khai một năm.

Ba dự án khai thác tuyển quặng bô xít tại miền Bắc sẽ được đầu tư mới đến 2030 - Ảnh 2
Bộ Công Thương công bố các quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng và khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tuy nhiên, quy hoạch lưu ý, các mỏ bô xít khu vực Tây Nguyên (gần khu đông dân cư) sẽ xem xét thăm dò, cấp phép khai thác sớm để thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản và được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ kinh tế xã hội. Còn các mỏ ở khu vực miền Bắc có chất lượng thấp sẽ khai thác để thu hồi tối đa khoáng sản, cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng trọt, phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu.

Sau năm 2030, sẽ đầu tư mới các dự án tại khu vực Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Kon Tum để cung cấp tinh quặng bô xít cho các dự án nhà máy alumin đã đầu tư, dự án mở rộng. Tổng công suất khai thác đến 2050 khoảng 72,3-119 triệu tấn quặng nguyên khai một năm.

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

Mục tiêu đối với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng trong giai đoạn 2021 – 2030:

Khoáng sản bô xít: Việc thăm dò, khai thác phải gắn với chế biến sâu (tối thiểu ra đến sản phẩm alumin);

Khoáng sản titan: Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản titan với lộ trình và quy mô hợp lý phù hợp với từng giai đoạn, từng bước hình thành các tổ hợp công nghệ mỏ - tuyển, cụm công nghiệp chế biến khoáng sản titan đồng bộ với hạ tầng;

Ba dự án khai thác tuyển quặng bô xít tại miền Bắc sẽ được đầu tư mới đến 2030 - Ảnh 3
PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (bên trái) lấy mẫu bùn đỏ ở Tây Nguyên.

Khoáng sản đất hiếm: Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Đối với các doanh nghiệp được cấp phép mới khai thác khoáng sản đất hiếm phải gắn với dự án chế biến đến sản phẩm tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%;

Khoáng sản niken, đồng, vàng: Hoạt động khai thác phải đi kèm dự án đầu tư chế biến một cách đồng bộ, hiệu quả, bền vững và thu hồi tối đa các khoáng sản đi kèm và đảm bảo môi trường.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết Ba dự án khai thác tuyển quặng bô xít tại miền Bắc sẽ được đầu tư mới đến 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới