Với chủ đề "Băng tan - Một vấn đề nóng bỏng”, Ngày Môi trường Thế giới năm 2007 kêu gọi mọi người hãy hành động vì một môi trường an toàn, hữu ích, bảo vệ sự sống và phát triển nhân loại.
Theo ước tính của các nhà khoa học, các sông băng tan chảy sẽ giải phóng hơn 100.000 tấn vi khuẩn và tạo ra trung bình 650.000 tấn carbon mỗi năm trong 80 năm tới.
Theo nghiên cứu mới được công bố, khí hậu ấm lên có thể khiến virus ở Bắc Cực tiếp xúc với môi trường và vật chủ mới, làm tăng nguy cơ "lây lan virus".
Năm 2021 vùng Bắc cực đã chứng kiến 7.278 tia sét gấp đôi so với 9 năm trước đó cộng lại. Đây là một hiện tượng hiếm gặp và lý do được cho là do biến đổi khí hậu.
Sông băng Thwaites ở Nam Cực có kích thước khổng lồ, tương đương diện tích nước Anh đang tan chảy với tốc độ kỷ lục khiến mực nước biển dâng cao. Cũng vì ảnh hưởng lớn, nhiều người đặt cho Thwaites biệt danh "sông băng ngày tận thế".
Giữa màu trắng của băng bao phủ khắp hòn đảo, người dân Greenland đã sơn những ngôi nhà bằng những màu sắc bắt mắt nhất. Các ngôi nhà được thiết kế khá giống nhau, họ không xây nhà cao tầng mà tạo nên khu thị trấn với kiến trúc châu Âu vô cùng đẹp mắt.
Phân tích đa mô hình dự đoán các kịch bản khí hậu phụ thuộc vào các nỗ lực giảm thiểu phát thải trước và sau năm 2030 cho thấy rằng, ngay cả kịch bản lạc quan nhất cũng không đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Copenhagen của Đan Mạch do Rosing dẫn đầu đã tạo ra một loại bùn giàu chất dinh dưỡng từ bột đá băng, giúp tăng sản lượng nông nghiệp khi bón vào đất và hấp thụ carbon dioxide từ không khí.
Biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hàng ngày gây ra sự nóng lên của Trái Đất, kéo theo đó là vô số hệ lụy như băng tan, nước biển dâng cao... khiến nhiều vùng đất và một loạt đô thị trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị nhấn chìm trong nước vào năm 2050.
Khoảng 3.500 tỉ tấn băng ở dải băng Greenland tan chảy trong thập kỉ qua cao hơn nhiều so với dự báo, khiến hàng trăm triệu người có nguy cơ bị ngập lụt.
Các đỉnh núi cao phủ băng tuyết, các dòng sông băng hiếm hoi ở châu Phi sẽ biến mất trong 2 thập kỉ tới vì biến đổi khí hậu. Đây là một phần trong những thay đổi mà lục địa này sẽ phải đối diện nếu tình trạng nóng lên toàn cầu không được kiểm soát tốt.
Nghiên cứu mới dự đoán rằng vào cuối thế kỉ này, băng ở biển Bắc Cực có khả năng biến mất vào mùa hè. Điều này có thể đẩy gấu Bắc Cực và các loài khác sống phụ thuộc vào băng đến nguy cơ tuyệt chủng.
Ngọn núi duy nhất có sông băng ở Thụy Điển, cũng từng là đỉnh núi cao nhất của nước này, đã giảm độ cao 2,5 m trong năm qua do sự tan chảy của băng tuyết.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi cảnh quan dãy núi Alps của Thụy Sĩ với tốc độ nhanh hơn dự tính, khi các sông băng tan chảy đã tạo ra hơn 1.000 hồ nước mới trên núi.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, sau những biến đổi mạnh về khí hậu trước đó, các hệ sinh thái, mạng lưới thức ăn đã phải mất hàng triệu năm để hồi phục và điều này liên quan đến sự xuất hiện của nhiều loài sinh vật hoàn toàn mới.
Biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu đang khiến tan với tốc độ chóng mặt. Ước tính 28.000 tỉ tấn băng trên thế giới đã tan chảy kể từ 3 thập kỷ trước, tốc độ tan băng mỗi năm hiện nay nhanh hơn khoảng 57% so với thời điểm đó.