Chủ nhật, 24/11/2024 08:14 (GMT+7)
Thứ tư, 14/07/2021 10:50 (GMT+7)

Nhiệt độ Trái Đất tăng cao, hệ sinh thái toàn cầu bị đe dọa

Theo dõi KTMT trên

Các nhà khoa học cảnh báo rằng, sau những biến đổi mạnh về khí hậu trước đó, các hệ sinh thái, mạng lưới thức ăn đã phải mất hàng triệu năm để hồi phục và điều này liên quan đến sự xuất hiện của nhiều loài sinh vật hoàn toàn mới.

Theo dự thảo báo cáo mới đây của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc, các nhà khoa học cảnh báo sau những biến đổi mạnh về khí hậu trước đó, các hệ sinh thái, mạng lưới thức ăn và hệ sinh thái đã phải mất hàng triệu năm để hồi phục và điều này liên quan đến sự xuất hiện của nhiều loài sinh vật hoàn toàn mới.

Dự thảo báo cáo nêu rõ, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của nhiều hệ sinh thái đất liền, nước ngọt, đại dương và ven biển đã "gần hoặc vượt ngưỡng cho phép". Nếu nhiệt độ tăng 2 độ C, khoảng 15% lớp băng vĩnh cửu trên Trái Đất có nguy cơ "bốc hơi" vào năm 2100, tạo ra 36-67 tỉ tấn carbon phát thải, và vòng luẩn quẩn này lại khiến Trái Đất tăng nhiệt nhiều hơn. 

Nhiệt độ Trái Đất tăng cao, hệ sinh thái toàn cầu bị đe dọa - Ảnh 1
Nếu nhiệt độ tăng 2 độ C, khoảng 15% lớp băng vĩnh cửu trên Trái Đất có nguy cơ "bốc hơi" vào năm 2100. (Ảnh: Báo Công Luận)

Nước biển dâng cao, hạn hán, nóng cực độ là các hệ quả có thể nhìn thấy rõ. Nếu nhiệt độ tăng quá 2 độ C, băng ở vùng Groenland Bắc Cực và vùng miền tây Nam Cực sẽ tan chảy, không thể cứu vãn. Thậm chí, lượng băng ở các khu vực này có thể khiến mực nước biển dâng cao đến 13 m. Cùng với đó, nguồn nước ngọt trên đất liền sẽ dần cạn kiệt. Khoảng gần 75% dự trữ nước ngầm, nguồn nước của 2,5 tỉ dân cư trên hành tinh, bị khí hậu hâm nóng đe dọa nghiêm trọng. 

Nhiệt độ tăng cao hơn 2 độ C khiến băng giá bao phủ khoảng 15% vùng đất thường gọi là “đóng băng vĩnh cửu” ở gần Bắc Cực tan chảy. Điều này đã khiến khí methane trong lòng đất thoát ra ngoài, làm Trái Đất vốn đã nóng lại càng tiếp tục nóng lên nhanh chóng hơn, nhiều loài vi sinh vật nguy hiểm trong lòng đất cũng nhân cơ hội này thoát ra ngoài. Methane là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều lần so với CO2. Đặc biệt, nhiều nhà khoa học gọi đây là “những quả bom nổ chậm” trên Trái Đất).

Ngoài ra, các hiện tượng cực đoan kết hợp với các xu hướng khí hậu dài hạn đang đẩy hệ sinh thái đến điểm tới hạn và điều này không thể đảo ngược. Cụ thể, tỉ lệ tuyệt chủng đang gia tăng đáng kể và ước tính cao hơn 1.000 lần so với mức trước khi hoạt động của con người tác động vào Trái Đất hồi thế kỷ trước. Các nhà khoa học cũng cảnh báo nếu nhiệt độ Trái Đất tăng từ 2 độ C- 3 độ C so với mức tiền công nghiệp, khoảng 54% các loài sinh vật biển và đất liền có nguy cơ tuyệt chủng trong thế kỷ này, trong đó các loài sinh vật sống trên núi và trên đảo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 

Thêm vào đó, nhiệt độ tăng cao còn đe dọa nghiêm trọng đối với các cánh rừng, sự kết hợp giữa điều kiện khí hậu khô và hạn hán sẽ khiến mùa cháy rừng trên khắp hành tinh sẽ kéo dài hơn, diện tích bị thiêu rụi tăng 2 lần. Cháy rừng và hạn hán do lượng khí phát thải cao có thể biến một nửa diện tích rừng rậm Amazon thành đồng cỏ. Tại lãnh nguyên Bắc Cực và rừng phương Bắc, diện tích rừng bị thiêu rụi đã tăng 9 lần trên khắp Siberia trong giai đoạn 1996-2015. Năm 2019, tại châu Mỹ, ít nhất 74.155 vụ cháy rừng đã xảy ra tại Brazil chỉ trong 8 tháng đầu năm.

Việc khôi phục rừng có thể lưu trữ khí carbon và giúp con người có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc trồng rừng ở những nơi ngoài rừng tự nhiên (như đồng cỏ và thảo nguyên) có thể làm tổn hại đến đa dạng sinh học và tăng rủi ro về khí hậu.

Ở các đại dương, dự thảo báo cáo của Liên Hợp Quốc thống kê trong giai đoạn 1925-2016, nguy cơ sóng nhiệt biển, vốn có thể hủy hoại và làm chết san hô, rừng tảo bẹ, thảm cỏ biển và động vật không xương sống, tăng 34% về tần suất và 17% về thời gian diễn ra. Với mức tăng nhiệt độ ở 1,5 độ C, diện tích các rạn san hô trên thế giới được dự báo sẽ giảm từ 70%-90%. Vượt qua mức tăng nhiệt này, các rạn san hô sẽ phải chịu sự tổn thất lớn. Trong khi đó, tình trạng đánh bắt hải sản quá mức và lượng khí CO2 do rác thải nhựa hấp thụ cũng đang ở mức báo động, khiến các vùng biển bị axit hóa, các rạn san hô đang bị tẩy trắng và chết dần.

Cháy rừng Amazon tăng kỷ lục trong tháng 6

Mới đây, Cơ quan Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil (INPE) ghi nhận 2.308 điểm nóng về cháy rừng tại rừng nhiệt đới Amazon chỉ trong tháng 6 vừa qua, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2020, cũng là thời điểm cháy rừng đạt đỉnh điểm trong vòng 13 năm. Tuy nhiên, số vụ cháy rừng trong tháng 6 chỉ bằng một phần nhỏ so với số vụ cháy xảy ra vào cao điểm của mùa khô trong tháng 8 và 9.

Trước thực trạng đó, các tổ chức môi trường tại Brazil lên tiếng cảnh báo số vụ hỏa hoạn tại Amazon có thể tăng cao hơn nữa trong những tháng tới, đặc biệt là vào tháng 8 và tháng 9, đỉnh điểm của mùa khô tại quốc gia Nam Mỹ này. Để ngăn chặn nguy cơ, Chính phủ Brazil ngày 29/6 công bố một sắc lệnh cấm sử dụng lửa cho mục đích nông nghiệp trong vòng 120 ngày trên phạm vi toàn quốc.

Thùy Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nhiệt độ Trái Đất tăng cao, hệ sinh thái toàn cầu bị đe dọa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới