Các nhà khoa học cho rằng, nếu không giảm đáng kể lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, Trái Đất sẽ sớm chạm đến mức CO2 cao nhất trong vòng 50 triệu năm.
Theo báo cáo cập nhật của AMAP, trong vòng chưa tới 50 năm, từ năm 1971 đến 2019, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc Cực đã tăng 3,1 độ C so với mức tăng nhiệt độ của cả Trái Đất là 1 độ C.
Sản phẩm nước băng Bắc Cực đóng chai nhãn hiệu Svalbardi được tung ra thị trường ở Anh năm 2020 với giá 80 bảng Anh (tương đương với hơn 2,2 triệu VND) một chai.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, sự tan chảy ồ ạt của các sông băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu đã làm nghiêng trục quay của Trái Đất kể từ những năm 1990. Các nhà khoa học cho biết, điều này chứng tỏ tác động sâu sắc của con người lên hành tinh.
Để đạt được mục tiêu hạn chế nhiệt độ nóng lên trong phạm vi 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, thế giới cần giảm phát thải thêm khoảng 45% so với các mục tiêu giảm phát thải đang đặt ra hiện nay và để đạt mục tiêu 2 độ C, cần giảm thêm 25%.
Lượng khí thải CO2 trên toàn cầu đã có xu hướng tăng trở lại trong tháng 12/2020 so với cùng kỳ năm 2019, cho thấy mức giảm phát thải mạnh do đại dịch chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo, nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 2020-2024 tăng trên 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, bởi lượng CO2 và khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác ngày càng tăng.
Tất cả các quốc gia từ những đảo quốc nhỏ bé tới những cường quốc đều đang phải đối mặt với những hiểm họa y tế ngày càng gia tăng cả về quy mô và cấp độ, khi biến đổi khí hậu khiến các đại dịch xuất hiện nhiều hơn trong tương lai.
Lượng băng trên Bắc Băng Dương bao quanh Bắc Cực đã tan chảy xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 10 này, phản ánh sự phục hồi chậm chạp trong bối cảnh mùa Đông đang đến gần.
Tại cuộc họp thường niên của Liên Hợp Quốc diễn ra cuối tháng 9 vừa qua, các nhà lãnh đạo thế giới cảnh báo nếu Covid-19 không giết chết chúng ta thì biến đổi khí hậu cũng gây hậu quả tương tự.
Trái đất đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng chưa từng thấy sau những sự kiện sông băng tan, cháy rừng Amazon và gần đây nhất là những vụ cháy rừng ở California (Mỹ).
Lượng băng trên Bắc Băng Dương bao quanh Bắc cực trong mùa Hè này đã tan chảy xuống mức thấp thứ hai trong hơn 40 năm qua, qua đó cung cấp thêm bằng chứng rõ ràng cho thấy tác động của quá trình ấm lên toàn cầu.
Sự gia tăng mực nước biển toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây. Nguyên nhân chính được xem là sự giãn nở của nước khi nhiệt độ tăng lên, sự tan chảy của các tảng tăng do biến đổi khí hậu... Một báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đã cảnh báo rằng, nước biển có thể dâng cao khoảng 60-100cm nếu khí thải CO2 toàn cầu tiếp tục tăng mạnh.
Mực nước biển tăng như vậy sẽ có tác động “hủy diệt” trên toàn thế giới khi làm gia tăng sức tàn phá của tình trạng nước dâng do bão và khiến nhiều vùng đất liên tục chìm trong những trận lũ lụt.