Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp đe dọa đến sự sống của động, thực vật và con người trên khắp hành tinh. Các nhà khoa học cảnh báo, nước biển dâng cùng với nhiệt độ Trái đất gia tăng có thể gây nhiễu loạn hệ sinh thái, tác động đến động vật ký sinh và vật trung gian truyền bệnh khiến bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho con người.
Một khối băng khổng lồ - có diện tích lớn hơn cả thủ đô Paris của nước Pháp - đã tan chảy và tách khỏi sông băng lớn nhất ở Bắc Cực do nhiệt độ ấm lên tại Greenland.
Hiệu ứng nhà kính sẽ làm gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Và đương nhiên, việc tăng nồng độ các khí nhà kính do con người gây ra sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.
Trung tâm Khí hậu quốc gia Trung Quốc vừa công bố Sách Xanh về Biến đổi khí hậu ở Trung Quốc năm 2020. Đây là tài liệu thường niên quan trọng của Chính phủ Trung Quốc, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với quốc gia này.
Theo một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu vệ tinh của NASA, thể tích các hồ được hình thành khi các sông băng trên toàn thế giới tan chảy do biến đổi khí hậu đã tăng 50% trong 30 năm.
Tình trạng băng tan ở Greenland và Nam Cực từ 2007-2017 diễn ra tương ứng "một cách gần như hoàn hảo" với những dự báo khắc nghiệt nhất mà Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu đưa ra.
Greenland đã mất 532 tỉ tấn băng trong năm 2019, tức là mỗi phút trôi qua lại có một triệu tấn băng "bốc hơi" khỏi đảo băng này. Mức độ băng tan lập kỷ lục cao hơn rất nhiều so với mức độ băng tan trung bình hàng năm là 259 tỉ tấn kể từ năm 2003.
Một báo cáo năm 2019 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đã cảnh báo rằng, nước biển có thể dâng cao khoảng 60-100cm nếu khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng mạnh. Chỉ trong thập kỷ vừa qua, tốc độ gia tăng của mực nước biển đã tăng gần gấp 3 lần so với thế kỷ trước.
Biến đổi khí hậu đang dẫn đến những biến đổi ngầm bên dưới những lớp băng vĩnh cửu - nơi những nền đất bị đóng băng quanh năm có chứa rất nhiều khoáng chất, thực vật mục rữa.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết nhiệt độ cao và kéo dài ở Siberia đã khiến các khu vực của Bắc Cực ấm hơn vùng cận nhiệt đới Florida và gây ra các ngọn lửa bùng cháy dữ dội trong năm thứ 2 liên tiếp.
Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo đó là vô số hệ lụy như trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt,... Các nhà khoa học cảnh báo, con người sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả thảm khốc nếu không thể giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu này.
Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi lớn môi trường sống của loài gấu Bắc cực, khiến cho loài động vật ăn thịt lớn nhất thế giới có thể tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục ấm lên trong 5 năm tới và thậm chí có thể tạm thời tăng lên hơn 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể chiến thắng hay thất bại trên trên truyền thông phụ thuộc rất lớn vào người làm báo. Nhà báo môi trường có thể thúc đẩy người dân hành động chống BĐKH và đẩy mạnh phát triển bền vững chỉ khi hoạt động nghề nghiệp của họ chính xác, đúng thời điểm và đúng đối tượng.