Liên Hiệp Quốc cho rằng, tình trạng thoái hóa đất, săn bắt động vật hoang dã, thâm canh và biến đổi khí hậu đang làm gia tăng nhiều căn bệnh truyền từ động vật sang người như Covid-19.
Với chủ đề “Hành động vì thiên nhiên” (Time for Nature), năm 2020 là năm quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (ĐDSH) với việc tăng cường đồng loạt các biện pháp, hoạt động nhằm phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước. Nhân dịp này, Tạp chí Kinh tế Môi trường đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Anh Cường, nguyên Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường.
Ấn phẩm tài liệu “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã 2020" nhằm hỗ trợ cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vi phạm liên quan đến động vật hoang dã và xử lý tang vật.
Năm 2019, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên ghi nhận 1.777 vụ vi phạm về động vật hoang dã mới, trong đó có 146 vụ vận chuyển, 979 vụ mua bán, quảng cáo và 610 vụ nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã.
Trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã phối hợp với các cơ quan chức năng cứu hộ 36 cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) gồm nhiều loài quý hiếm như: Vượn, Tê tê, Mèo rừng, Rùa núi vàng.
Đó là nguồn vốn ODA (vốn "Hỗ trợ phát triển chính thức") dành cho chương trình bảo tồn các loài nguy cấp có ý nghĩa toàn cầu tại Việt Nam do Quỹ Môi trường Toàn cầu (GWP) tài trợ trong giai đoạn 2019 - 2022.
Các nhà khoa học cảnh báo, trào lưu chụp ảnh “tự sướng” (selfie) của con người đang khiến loài rái cá, đặc biệt là rái cá con bị săn lung ráo riết. Tình trạng này ngày càng gia tăng tại các quốc gia ở châu Á có thể đẩy loài động vật có vú này đến bờ vực tuyệt chủng.
Ngày 26/8, Hội nghị các nước thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đã đồng thuận đưa hươu cao cổ vào danh sách động vật hoang dã cần bảo vệ.
Lần bỏ phiếu đầu tiên tại Ủy ban I trong khuôn khổ Hội nghị các nước thành viên CITES lần thứ 18 đã mang lại một chiến thắng lịch sử cho voi châu Phi, nhằm chấm dứt hoạt động tàn nhẫn liên quan đến việc xuất khẩu voi châu Phi hoang dã còn sống cho các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã (ĐVHD).
Mối đe dọa lớn nhất đối với hổ tại Việt Nam là hoạt động săn bắn và buôn bán hổ trái phép cũng như việc mất môi trường sống. Hổ bị buôn bán phần lớn để lấy xương bào chế các loại thuốc cổ truyền. Ngoài ra, hổ con hay một số bộ phận cơ thể khác của hổ thường dùng để ngâm rượu. Các tiêu bản hổ nhồi bông, các bộ phận khác như da, móng, hoặc nanh hổ cũng được coi là các đồ trang trí và trang sức có giá trị cao.
Ngày Voi thế giới 12/8, nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ voi, nhiều nước chọn cách tiêu hủy ngà voi để thể hiện cam kết chống lại tội phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) nói chung và voi nói riêng.