Chủ nhật, 24/11/2024 02:39 (GMT+7)
Thứ năm, 17/10/2024 16:51 (GMT+7)

Bộ Công Thương đề xuất EVN là đơn vị duy nhất được mua điện mặt trời mái nhà dư thừa

Theo dõi KTMT trên

Trong dự thảo nghị định về chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, Bộ Công Thương đề xuất Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ là đơn vị duy nhất mua điện dư thừa từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định về chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ sau khi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.

Trong dự thảo này, Bộ Công Thương giữ quan điểm khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng gồm: nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh.

Để được cấp phép hoạt động, các công trình phải tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng và phòng cháy chữa cháy.

Đáng chú ý, trong dự thảo lần này quy định rõ, EVN là đơn vị duy nhất mua điện dư thừa tùa các hệ thống điện mặt trời mái nhà. Bất kỳ hành vi nào liên quan đến việc bán điện cho tổ chức, cá nhân ngoài EVN sẽ được xem là vi phạm pháp luật.  

Bộ Công Thương đề xuất EVN là đơn vị duy nhất được mua điện mặt trời mái nhà dư thừa - Ảnh 1
Bất kỳ hành vi nào liên quan đến việc bán điện cho tổ chức, cá nhân ngoài EVN sẽ được xem là vi phạm pháp luật.  

Có thể thấy, điều này thể hiện quyết tâm của Bộ Công Thương trong việc quản lý chặt chẽ và bảo đảm tính minh bạch của thị trường điện mặt trời.

Báo cáo cũng nêu, sau nhiều lần sửa đổi, Bộ Công Thương nhất quán với 2 hình thức phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà là qua lưới điện và không qua lưới điện.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân lắp đặt hệ thống không kết nối lưới điện quốc gia chỉ cần thông báo đến các cơ quan chức năng như Sở Công Thương và cơ quan quản lý điện lực địa phương để theo dõi. Còn đối với các hệ thống có kết nối, người sử dụng phải đăng ký và tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý điện lực.

Dự thảo cũng quy định rõ về công suất và các điều kiện liên quan đến việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Đối với các hệ thống có công suất từ 100kW trở lên, tổ chức, cá nhân phải thỏa thuận với EVN về các thiết bị và phương tiện kết nối, để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện quốc gia. Hệ thống có công suất dưới 100kW được phép phát triển không giới hạn tổng công suất trên phạm vi cả nước.

Một điểm đáng chú ý khác là đối với các hộ gia đình và nhà ở riêng lẻ, việc phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà có công suất dưới 100kW được khuyến khích không giới hạn về quy mô công suất trên toàn quốc. Các tổ chức, cá nhân lắp đặt hệ thống có công suất dưới 1.000kW cũng không cần đăng ký với Sở Công Thương mà chỉ cần thông báo để các bên liên quan theo dõi.

Theo dự thảo, các hệ thống điện mặt trời mái nhà không đấu nói với lưới điện quốc gia sẽ được khuyến khích phát triển với nhiều ưu đãi, bao gồm miễn giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn về công suất lắp đặt. Những hệ thống kết nối lưới điện sẽ được ưu tiên không phải điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng theo quy định pháp luật.

Các tổ chức lắp đặt hệt thống có công suất từ 1 MW trở lên và lựa chọn bán điện phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, trong khi những trường hợp khác sẽ được miễn trừ.

Đối với hệ thống có công suất dưới 100kW, nếu lượng điện dư thừa không dùng hết sẽ được bán lên lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, lượng điện bán ra không được vượt quá 20% tổng công suất lắp đặt thực tế. Giá mua điện dư thừa sẽ được tính theo giá điện năng thị trường bình quân trong năm trước, do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương đề xuất EVN là đơn vị duy nhất được mua điện mặt trời mái nhà dư thừa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới