Thứ năm, 28/11/2024 01:22 (GMT+7)
Thứ hai, 21/08/2023 15:50 (GMT+7)

Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ"

Theo dõi KTMT trên

Theo Quyết định 731, tỉnh Thái Bình đã thu hẹp Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải đến mức gần như xóa sổ khi giảm quy mô từ 12.500 ha xuống còn 1.320 ha, đồng thời thu hẹp đáng kể diện tích rừng đặc dụng của khu bảo tồn.

Tháng 4/2023, ông Lại Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, ký ban hành Quyết định 731 về việc xác định vị trí, quy mô diện tích, ranh giới khu rừng đặc dụng tại 3 xã ven biển Nam Phú, Nam Hưng và Nam Thịnh (H.Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) có tên gọi là Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN-PV) đất ngập nước Tiền Hải.

Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 1
Theo Quyết định 731, Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải có quy mô diện tích 1.320 ha.

Theo Quyết định 731, Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải sẽ nằm ở vị trí vùng ngoài đê biển thuộc 3 xã Nam Phú, Nam Hưng, Nam Thịnh của huyện Tiền Hải. Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải có quy mô diện tích 1.320 ha, bao gồm phần đất rừng ngập mặn 632 ha và diện tích đất chưa có rừng là 688 ha. Ranh giới của Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải được xác định bằng 38 điểm tọa độ từ P1 đến P38.

Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 2
Trong quy mô diện tích 1.320 ha bao gồm phần đất rừng ngập mặn 632 ha và diện tích đất chưa có rừng là 688 ha.

Như vậy, với Quyết định 731, tỉnh Thái Bình đã thu hẹp, đến mức gần như sẽ "xóa sổ" Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải khi giảm quy mô từ 12.500 ha xuống còn 1.320 ha, đồng thời thu hẹp đáng kể diện tích rừng đặc dụng của Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải.

Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 3
Một Khu nuôi trồng thủy hải sản ven biển của người dân tại Cồn Vành.

Một trong những căn cứ để UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định 731 là để phù hợp với quyết định 1486 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký ngày 28/10/2019, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND tỉnh Thái Bình xác định sau khi giảm về quy mô diện tích thì Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải sẽ được "bao quanh" bởi các dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh. 

Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 4
Khu nuôi trồng thủy sản bán tự nhiện kết hợp trồng rừng ngập mặn của người dân tại cửa Ba Lạt, Cồn Vành (Tiền Hải, Thái Bình).

Cụ thể, khu vực phía bắc, nam và đông của khu bảo tồn sẽ tiếp giáp với quy hoạch khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng, sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ, phía tây giáp quy hoạch khu nuôi trồng thủy hải sản công nghệ cao.

Trong đó, khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ có quy mô 3.348ha đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng 1/2.000. 

Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 5
Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải được vây quanh bởi các khu dân cư hiện hữu.

Dự án này có quy mô dân số khoảng 34.600 người, với năm phân khu chức năng gồm: Sân golf, casino và khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao, khu du lịch sinh thái - tâm linh, công viên vui chơi giải trí cảm giác mạnh, khu đô thị du lịch sinh thái

Trước đó, vào ngày 26/9/2014, ông Phạm Văn Ca, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã ký Quyết định số 2159 về việc phê duyệt đề án và xác lập khu bảo tồn với quy mô 12.500 ha, trong đó bao gồm diện tích rừng ngập mặn, đất bãi bồi và đất ngập nước.

Quyết định này xác lập vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích của khu bảo tồn nằm về phía tả ngạn cửa Ba Lạt (thuộc H.Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Phía tây giáp đê 6 (thuộc xã Nam Thịnh, Nam Hưng và Nam Phú), phía bắc giáp lạch sâu cửa Lân, phía nam là sông Hồng, phía đông là dải cồn cát cao Cồn Vành, Cồn Thủ (15 km) từ cửa Ba Lạt đến cửa Lân, tiếp giáp với Biển Đông.

Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 6
Một góc khu vực Cồn Vành được quy hoạch làm khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ.

Quyết định 2159 cũng nêu rõ phân khu chức năng vùng lõi và vùng đệm của khu bảo tồn. Theo đó, vùng lõi được xác định do đặc thù của vùng cửa sông nên toàn bộ diện tích khu bảo tồn thuộc diện bảo vệ và không phân thành các phân khu chức năng như các khu bảo tồn thiên nhiên khác. Vùng đệm của khu bảo tồn gồm 3 xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh với tổng diện tích tự nhiên trong vùng dự án là 4.564 ha. Đề án của khu bảo tồn được lập ra với mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa sông Hồng, là vùng VN đăng ký vào danh sách vùng bảo vệ theo Công ước quốc tế Ramsar.

Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 7
Một khu nuôi trồng thủy hải sản của người dân nằm trong vùng quy hoạch.

Trước những thông tin cho rằng việc tỉnh Thái Bình ra Quyết định 731 là quyết định thu hẹp, xóa sổ Khu BTTN Tiền Hải, Phóng viên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã liên hệ UBND tỉnh Thái Bình. 

Dưới đây là chùm ảnh Phóng viên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường ghi nhận tại Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải.:

Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 8
Một góc rừng ngập mặn nằm trong vùng lõi của Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải.
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 9
Phía xa là khu vực đất ngập nước tiếp giáp với vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 10
Diện tích rừng ngập mặn vẫn đang mở rộng từng ngày.
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 11
Một góc Rừng ngập mặt tiếp giáp với khu dân cư hiện hữu.
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 12
Một góc rừng ngập mặn thuộc Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải tiếp giáp với khu nuôi trồng hải sản công nghệ cao.
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 13
Những tán rừng ngập mặn xanh mướt đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp, xóa sổ.
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 14

Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải được thành lập vào năm 2014, được UNESCO công nhận là một trong những vùng lõiquantrọng của khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2004.

Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 15
Với tổng diện tích quy hoạch là 12.500 ha, trong đó có 9.000 ha thuộc vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt, 3.500 ha vùng phục hồi sinh thái và vùng đệm rộng 1.700 ha là địa bàn dân cư của 3 xã Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 16
Đây là nơi cư trú của hơn 150 loài chim nước, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như bồ nông chân xám, cò thìa và mòng bể mỏ đen. Đặc biệt có 8 loài chim và 2 loài động vật (rái cá và cá thủ vàng) thuộc loài đặc hữu quý hiếm. Khu bảo tồn cũng là nơi sinh sống của hơn 100 loài thuỷ sinh bao gồm hơn 80 loài cá và 20 loài giáp xác, nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế như tôm sú, ngao, cua, cá vược, cá đối… Ngoài ra còn có hơn 180 loài cây rừng ngập mặn (sú, vẹt, bần, mắm....)
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 17
Phía ngoài Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải vẫn còn tấm biển niêm yết thông tin.
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 18
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 19
Một góc Cồn Vành nằm sát cửa sông Ba Lạt.
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 20
Một khu vực nuôi trồng thủy hải sản của người dân hiện được để không sau khi có thông tin khu vực này được quy hoạch làm Khu đô thị nghỉ dưỡng, sân golf.
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 21
Từ nhiều năm nay, Cồn Vành là vựa tôm cá cung cấp nguồn thủy hải sản cho người dân các tỉnh phía Bắc.
Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh 22
Vị trí Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải trên bản đồ Google map.

Trả lời TTXVN, ông Đinh Vĩnh Thụy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước phải được xác lập theo quy định của Luật Đa dạng sinh học. Khu bảo tồn cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, còn Khu bảo tồn cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập sau khi có quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, có ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập Khu bảo tồn, có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Như vậy, tỉnh Thái Bình mới chỉ thành lập một Khu bảo tồn vào năm 2019 là Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy với quy mô 6.560 ha. Quá trình thành lập Khu bảo tồn này được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đa dạng sinh học và theo hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Còn về "Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải", trước năm 2014, UBND tỉnh Thái Bình chưa có quyết định thành lập Khu bảo tồn tại Tiền Hải. Chỉ đến năm 2014, UBND tỉnh Thái Bình mới có Quyết định phê duyệt đề án và xác lập khu rừng đặc dụng tại 3 xã ven biển Nam Hưng, Nam Thịnh và Nam Phú (Tiền Hải), lấy tên khu rừng đặc dụng là: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. "Tên gọi thôi chứ bản chất xác lập nó là khu rừng đặc dụng", ông Đinh Vĩnh Thụy cho biết. Và trình tự, căn cứ xác lập khu rừng đặc dụng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 (nay là Luật Lâm nghiệp) và Nghị định 117/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ. 

"Như vậy, bản chất của khu này là khu rừng đặc dụng chứ không phải khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước" - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình nhấn mạnh.

Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường sẽ tiếp tục thông tin.

Quang Sơn - Huy Bình - Hà Nam

Bạn đang đọc bài viết Cận cảnh Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước nguy cơ bị "xóa sổ". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.

Tin mới