Hàng chục dự án được tỉnh Nghệ An giao đất, cho thuê đất tại thị xã Cửa Lò nhưng nhà đầu tư không triển khai hoặc triển khai cầm chừng, ì ạch về tiến độ vừa gây lãng phí quỹ đất, vừa ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của một khu du lịch biển.
Bãi biển Cửa Lò (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) là một trong những bãi tắm đẹp nhất ở miền Trung. Nhiều vị trí đất trên các tuyến đường đều có khả năng sinh lời cao và được ví như đất “vàng”. Tuy nhiên, các dự án được đầu tư cả nghìn tỷ đồng nơi đây vẫn trong tình trạng làm mãi không xong. Điều này vừa gây lãng phí cho quỹ đất của thị xã, vừa ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của một khu du lịch biển.
Theo báo cáo số 547/UBND – ĐT thị xã Cửa Lò gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, địa phương này hiện còn 27 dự án được giao đất, cho thuê đất nhưng chủ đầu tư triển khai chậm tiến độ, không triển khai. Hiện nay, UBND tỉnh Nghệ An đã chấm dứt hoạt động, huỷ bỏ quy hoạch và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với 11 dự án; 8 dự án đang trong thời gian gia hạn tiến độ; 3 dự án đã hết thời gian gia hạn tiến độ nhưng chưa hoàn thành; 16 dự án đã được kiểm tra nhưng chưa ban hành kết luận; 4 dự án được đề xuất kiểm tra trong năm 2023.
Dưới đây là hình ảnh một số dự án sử dụng quỹ đất lớn, triển khai chậm tiến độ gây mất mỹ quan đô thị được Phóng viên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường ghi nhận tại thị xã Cửa Lò:
Sáng ngày 21/4, trao đổi với Phóng viên, ông Doãn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò, cho biết: "Dự án chậm tiến độ ảnh hưởng quá trình phát triển của địa phương. Thị xã Cửa Lò xem đó là nguồn lực để phát triển kinh tế, nên mỗi tháng, chúng tôi lại báo cáo với tỉnh 1 lần về tiến độ triển khai của các dự án. Khó khăn nhất là khi đã thu hồi dự án, sau đó đấu thầu, tìm được nhà đầu tư mới đủ năng lực để tiếp tục triển khai. Hiện nay, thị xã Cửa Lò đang kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An thu hồi các dự án chậm tiến độ, không triển khai xây dựng, tạo quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư đủ năng lực và tâm huyết".
(Còn nữa)
Liên quan đến thực trạng dự án “treo”, chậm tiến độ, GS. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường từng dẫn chứng, theo khái niệm pháp luật, một dự án đầu tư trên đất được gọi là “treo” khi sau 12 tháng không đưa đất vào sử dụng hoặc sau 24 tháng sử dụng đất không đúng tiến độ triển khai dự án đã đề ra. Theo Luật Đất đai 2003, các dự án “treo” sẽ bị Nhà nước thu hồi đất và trả lại phần tài sản đã đầu tư trên đất, trừ trường hợp các dự án được UBND cấp tỉnh gia hạn. Luật Đất đai 2013 thì “rẽ sang” giải pháp khác: Dự án “treo” được gia hạn thêm 24 tháng, nếu vẫn bị “treo” thì Nhà nước thu hồi đất và “tịch thu” toàn bộ tài sản đã đầu tư trên đất. Trong khi đó, Luật Đầu tư thì quy định, sau 12 tháng dự án không có hoạt động đầu tư thì rút phép đầu tư. Mâu thuẫn trong các quy định pháp luật làm khó cho việc xử lý các dự án “treo”.
Phó Tổng giám đốc FGF Nguyễn Đức Minh tin tưởng sự xuất hiện của FGF sẽ tạo ra bước ngoặt đột phá, giúp người tiêu dùng Việt có cơ hội sở hữu xe linh hoạt.
WB cho rằng, Việt Nam rất cần chuyển đổi sang nền sản xuất sạch hơn để vừa đáp ứng các cam kết về khí hậu, vừa duy trì được năng lực cạnh tranh toàn cầu.
(Chinhphu.vn) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không trong nước sẽ tăng tải thêm một số chuyến bay nội địa.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024, ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số 2024-2025.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 3142/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án phát triển hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
UBND TP Hà Nội vừa thông qua quyết định đầu tư 460 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp hơn 30 km đê tả Bùi và đê hữu Đáy tại huyện Chương Mỹ, nơi thường xuyên ngập lụt
Phó Tổng giám đốc FGF Nguyễn Đức Minh tin tưởng sự xuất hiện của FGF sẽ tạo ra bước ngoặt đột phá, giúp người tiêu dùng Việt có cơ hội sở hữu xe linh hoạt.
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử vào đầu tháng 12/2024. Đây là dự án có quy mô lớn, kỳ vọng sẽ làm hồi sinh các dòng sông chết tại Hà Nội.
Sáng 22/11, Cụm thi đua Liên đoàn Lao động 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng tổ chức tổng kết phong trào thi đua năm 2024; ký kết giao ước thi đua năm 2025.
Rạng sáng ngày 23/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
Dự án cầu vượt sông Thái Bình tại Hải Dương sẽ được thiết kế, thi công theo kiến trúc “Cánh cò” của Công ty tư vấn công trình Châu Á Thái Bình Dương. Đây là phương án đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc xây dựng cầu vượt này.
WB cho rằng, Việt Nam rất cần chuyển đổi sang nền sản xuất sạch hơn để vừa đáp ứng các cam kết về khí hậu, vừa duy trì được năng lực cạnh tranh toàn cầu.
(Chinhphu.vn) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế.
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.